Wednesday, August 30, 2017

Logo Ferrari – Tuấn mã tung vó

  • Logo của Ferrari là biểu tượng của sự kết hợp giữa tài năng một cá nhân (anh hùng Francesca Baracca), tính truyền thống của một vùng đất (thành phố Modena) và văn hoá của một quốc gia. Có lẽ vì thế mà 76 năm qua, logo đó vẫn luôn song hành, luôn đại diện cho Ferrari dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Và hiện tại, để trả lời cho câu hỏi mà giới hâm mộ môn đua xe F1: “Ai sẽ đánh bại Ferrari?”, Những người trong Scuderia Ferrari hỏi lại rằng: “Ai có khả năng làm cho chú ngựa trên logo Ferrari ngừng tung vó?”. Hãy cùng tìm hiểu về ngay sau đây nhé.

    >>> Tin liên quan:

    Đã 5 năm liên tiếp kể từ năm 2000, Ferrari là cái tên thống trị bảng thành tích của giải đua Công thức 1 (Formula One – F1) – giải đua xe ôtô uy tín và nổi tiếng nhất hành tinh.76 Năm tồn tại và 55 năm ghi danh trong lịch sử môn đua xe F1, câu chuyện về đội Ferrari, những chiếc xe thể thao sang trọng và logo mang hình chú ngựa tung vó nổi tiếng vẫn luôn hấp dẫn người hâm mộ khắp nơi trên thế giới. Điều này làm cho không ít người nghi ngờ tính hấp dẫn của F1, và thực sự là cơn ác mộng đối với các đội đua như McLaren, Williams… Không chỉ có vậy, sự kiện có một không hai trong lịch sử hơn 50 năm của F1 này còn khiến các nhà tổ chức một lần nữa phải đưa ra những điều luật mới, với mục đích duy nhất là giảm sức mạnh của Ferrari và tăng tính cạnh tranh. Nhưng, như người ta thường nói, không ai phê phán được người chiến thắng, và vì thế, Ferrari cùng biểu tượng một tuấn mã đang tung vó vẫn hiên ngang trên vai trò thống trị.

    Những chiến thắng liên tiếp, những ánh hào quang vây quanh, mọi thứ dường như không làm che lấp đi niềm đam mê và tham vọng của đội. Tất cả khởi nguồn từ câu chuyện về cuộc đời thăng trầm của một trong những tay đua Italy trứ danh, Enzo Ferrari.

    Sinh ngày 18/02/1898, tại Modena, Italy, trong một gia đình chuyên đúc các thiết bị đường ray xe lửa, niềm đam mê đua ôtô đã tiềm ẩn trong Ferrari từ tuổi ấu thơ khi cha mẹ cậu là người đầu tiên trong thành phố có ôtô cho riêng mình. Nhưng mọi chuyện đã không đến như những gì Ferrari mơ ước. Năm 1916, cha và anh trai hy sinh trong chiến tranh thế giới thứ lần thứ nhất, Ferrari phải bỏ học để quản lý công việc tại xưởng đúc. Chỉ sau đó ít năm, xưởng phá sản. Đến lượt Ferrari nhập ngũ và một vết thương nặng buộc ông rời quân đội. Trở về, Enzo Ferrari không quay lại trường học mà kiếm việc để nuôi người mẹ goá. Năm 20 tuổi, Ferrari tham gia đội lái thử xe của công ty CMN (Costruzioni Meccaniche Nazionali), một công ty sản xuất ôtô thể thao quy mô nhỏ. Năm 1924, ông gia nhập đội đua Alfa Romeo.

    Năm 1929, Ferrari thành lập Scuderia Ferrari (tiếng Anh là Ferrari Stable – đội đua Ferrari), một công ty chuyên bảo trợ và tổ chức các giải đua cho những tay đua nghiệp dư tại Modena, lúc đó là một đơn vị thành viên của đội đua Alfa Romeo. Năm 1939, Ferrari quyết định cắt đứt mối quan hệ giữa Scuderia với Alfa Romeo để thành lập nên một tổ chức độc lập, lấy tên là “Auto Avio Costruzioni Ferrari”, một công ty làm việc cho hãng hàng không quốc gia, tiền thân của Scuderia Ferrari ngày nay.

    Câu chuyện về chiếc logo mang hình con tuấn mã (Prancing Horse) đang tung vó bắt đầu vào năm 1923. Sau khi giành chức vô địch tại đường đua Savio, Ravenna, Ferrari gặp nữ bá tước Paolina, mẹ của người anh hùng không quân Italy trong thế chiến thứ nhất, Francesco Baracca. Bà đề nghị Ferrari sử dụng hình ảnh con ngựa đang tung vó được sơn bên sườn chiếc máy bay chiến đấu của Francesco Baracca với lời nhắn biểu tượng đó sẽ mang lại cho Ferrari những điều may mắn.

    >>>Tham khảo:

    Trở về sau chiến thắng, không do dự, Ferrari bắt tay vào thiết kế biểu tượng cho công ty mà ông ấp ủ từ lâu và lúc Scuderia Ferrari thành lập cũng là lúc logo mang hình con tuấn mã được giới thiệu lần đầu tiên.

    Vẫn là hình ảnh con ngựa đang tung vó, tuy có những thay đổi so với hình vẽ của Francesco Baracca, nhưng điểm quan trọng nhất là Enzo Ferrari đặt nó trên nền màu vàng, màu của lá cờ thành phố Modena quê hương. Hình khối bao quanh là hình chiếc khiên, một kiểu thiết kế quốc huy quen thuộc của các nước phương Tây và một vài nước thuộc địa. Hai chữ SF là viết tắt của Scuderia Ferrari. 3 Đường kẻ sọc phía trên đỉnh logo tượng trưng cho quốc kỳ Italy thời kỳ quân chủ lập hiến với 3 màu xanh thẫm, trắng và đỏ.

    Năm 1948, nền quân chủ lập hiến sụp đổ, vương quốc Italy trở thành nước cộng hoà. Để đánh dấu mốc phát triển mới của đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai và như bao lần thay đổi thể chế chính trị khác, quốc hội Italy quyết định thay màu xanh thẫm trên quốc kỳ bằng màu xanh lá cây. Logo của Scuderia Ferrari do đó cũng được thay đổi tương ứng.

    1946, Enzo Ferrari thành lập công ty sản xuất ôtô mang tên Ferrari S.P.A với biểu tượng là logo của Scuderia Ferrari được thiết kế lại. Cũng như Scuderia Ferrari, logo Ferrari S.P.A được sửa đổi vào năm 1948 và được sử dụng cho đến ngày nay.

    Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi !

    >>> Các dịch vụ chúng tôi cung cấp:

Làm thế nào để thiết kế thương hiệu ấn tượng ?

  • “Làm sao khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu của bạn ở bất cứ đâu, trên đường phố, trong các cửa hiệu, đồ dùng văn phòng hay sách và tạp chí… nó đều tạo cho họ một cảm giác quen thuộc.” Cùng tìm hiểu cách để ngay trong bài viết này nhé.

    >>> Tin liên quan:

    Để một thương hiệu thành công và nổi tiếng trên thương trường, các doanh nghiệp cần phải triển khai rất nhiều kế hoạch cụ thể trong hiện tại cũng như tương lai. Iệc đầu tư thích đáng cho công tác thiết kế thương hiệu sẽ mang lại sự tự tin, tạo ra được ấn tượng ban đầu tốt đẹp về sản phẩm/dịch vụ của họ trong tâm trí khách hàng.

    Thiết kế thương hiệu chỉ là một trong số các bước ban đầu của quá trình xây dựng thương hiệu và có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là công việc của các họa sĩ mà là kết quả tổng hợp của các ý tưởng và sự sáng tạo.

    Có phải bạn cũng giống như các chủ doanh nghiệp khác, bạn coi biểu tượng (logo) của thương hiệu là dấu hiệu quan trọng nhất? Nếu coi tên thương hiệu là trung tâm của thương hiệu, thì logo sẽ làm nổi bật thương hiệu thông qua thị giác, đặc biệt trong điều kiện khi mà người tiêu dùng có rất ít thời gian để đọc các thông tin về hàng hóa. Do đó, bạn nên tập trung đầu tư nhiều công sức và ý tưởng để có thể tự hào nói rằng mình có một logo đẹp và ấn tượng. Nhưng còn rất nhiều yếu tố khác thì sao? Logo chỉ là một bộ phần. Một logo đẹp, ấn tượng chưa đủ để thương hiệu của bạn thu hút và hấp dẫn khách hàng.

    Vậy bạn phải làm gì nữa? Câu trả lời nằm trong một từ duy nhất: sự phối hợp. Tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu phải được kết hợp sinh động và hài hòa với nhau. Nó phải truyền tải cùng một thông điệp, thể hiện cùng một phong cách, và cùng gây một ấn tượng đối với khách hàng.

    Làm sao khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu của bạn ở bất cứ đâu, trên đường phố, trong các cửa hiệu, đồ dùng văn phòng hay sách và tạp chí… nó đều tạo cho họ một cảm giác quen thuộc.

    Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nhất thiết tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu đều phải hoàn toàn phù hợp với nhau, nhưng có một số yếu tố quan trọng phải đảm bảo được nguyên tắc này, đó là:

    Về màu sắc: Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định thương hiệu, bởi vì nó có vai trò rất lớn trong việc gợi lại trí nhớ của khách hàng. Màu sắc phải đơn giản, dễ nhận biết cũng như ghi nhớ. Khá dễ dàng để nhớ nếu như bức tranh hay hình ảnh nào đó chỉ có hai màu sắc, còn nếu nó được pha trộn bởi đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng… thì chắc sẽ rất khó để khách hàng có thể hình dừng lại.

    Bởi vậy, để thể hiện hình ảnh của công ty bạn, tốt nhất chỉ nên sử dụng hai màu sắc. Màu sắc thứ nhất, bạn hãy chọn trong số các màu cơ bản mà bạn cho là nó thích hợp nhất với hình ảnh của công ty bạn (tốt nhất có thể tham khảo bảng màu sắc của hệ thống thích hợp Pantone – Pantone Matching System – PMS – hãy hỏi nhà thiết kế màu sắc trong công ty bạn về hệ thống này nếu bạn cần sự giúp đỡ).

    Sau khi đã chọn được màu sắc thứ nhất, bạn hãy sử dụng nó như là một màu nổi trội nhất để thể hiện trên tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu. Còn màu sắc thứ hai, bạn phải chọn sao cho nó không lấn át màu sắc chủ đạo thứ nhất. Hãy chú ý, nơi thể hiện màu sắc rõ nét nhất, chính là trong logo của bạn.

    Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến ý nghĩa của màu sắc khi lựa chọn màu chủ đạo. Ví dụ, bạn có thể liên tưởng đến đèn tín hiệu giao thông. Màu xanh lá cây có nghĩa là đi. Màu đỏ có nghĩa là dừng lại. Màu vàng có nghĩa là giảm tốc độ. Bạn cần phải nắm được một số quy tắc về màu sắc để tác động lên cảm xúc của khách hàng.

    >>> Xem thêm:

    Các yếu tố tạo nên sự sinh động của thương hiệu: Các yếu tố tiếp theo mà phải tạo ra được sự nhất quán trong quá trình thiết kế thương hiệu, đó chính là biểu tượng, hình dáng và đường viền trang trí. Ví dụ, một công ty công nghệ cao có thể mô tả biểu tượng bằng các hình ảnh đậm nét, có góc cạnh, trong khi một cửa hàng quần áo có thể sử dụng các hình dáng tròn trịa, mềm mại hơn.

    Hãy chọn hình dáng đơn giản, không rườm rà, điều này sẽ khiến cho khách hàng dễ nhớ và dễ nhận biết hơn. Con người nhớ các biểu tượng, hình dáng của thương hiệu một cách tổng thể chứ không phải từng chi tiết riêng biệt. Do đó một thiết kế đơn giản, nhưng độc đáo sẽ hiệu quả nhất.

    Tương tự như vậy, hãy chọn một hình ảnh hay một phong cách minh họa riêng biệt khi thiết kế thương hiệu. Và thường để rõ nét và tránh những thiết kế ẩu được ngụy trang bằng màu sắc, bạn nên thiết kế trước bằng hai màu đen và trắng. Sau đó mới chuyển tải các màu sắc vào sau.

    Phông chữ: Sự ấn tượng của thương hiệu đối với khách hàng đôi khi chỉ là sự sắp xếp các chữ theo một trật tự sáng với một phông chữ thích hợp. Bạn chỉ nên sử dụng một vài loại phông chữ, và trong đó có ít nhất một phông chữ có chân và một phông chữ không có chân. (Phông chữ có chân, ví dụ như Time New Roman, thường có chân ở đuôi chữ; còn Helvetica là một ví dụ của kiểu chữ không chân).

    Hai kiểu phông chữ này nên được kết hợp sử dụng thường xuyên. Kiểu chữ có chân rất dễ nhìn và đẹp khi thể hiện

Bật mí 10 cách đẩy mạnh nhãn hiệu ít tốn kém

  • Duy trì quan hệ tốt với khách hàng là tạo ra một điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp củng cố hình ảnh của mình và củng cố lòng trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp có thể chống đỡ tốt hơn với các cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhiều doanh nghiệp làm rất tốt việc theo đuổi quan hệ với khách hàng nhưng lại không nuôi dưỡng được quan hệ đó lâu dài. Hôm nay, xin bật mí với bạn đọc , cùng đón xem nhé.

    >>> Xem thêm:

    Không ít người nghĩ rằng việc xây dựng nhãn hiệu đòi hỏi phải có một ngân sách lớn. Tuy nhiên, John Williams, một chuyên gia tư vấn về quảng cáo có 25 năm kinh nghiệm, là Chủ tịch của LogoYes.Com (một trang web chuyên giúp các doanh nghiệp tự thiết kế logo lớn nhất thế giới). Ông đưa ra những cách dưới đây để giúp các doanh nghiệp có ngân sách tiếp thị hạn hẹp vẫn có thể làm mạnh nhãn hiệu của mình:

    1. Xây dựng một chương trình liên kết.
    Một chương trình liên kết tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả hơn là khả năng tài chính hạn hẹp của mình. Việc xây dựng chương trình liên kết đặc biệt có tác dụng đối với các doanh nghiệp chuyên về thương mại điện tử. Thông qua các liên kết với các trang web quảng cáo có chi phí thấp (như quảng cáo dạng “pay-per-click” -tức là người quảng cáo chỉ phải trả tiền cho công ty quảng cáo khi có khách hàng nhấp vào các đường dẫn đến trang web của mình), doanh nghiệp có thể tăng lượng khách hàng ghé thăm trang web của mình trong một thời gian ngắn.

    2. Khởi xướng hay tham gia đóng góp nội dung cho một nhật ký Internet (blog).
    Nên tìm một blog trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều người truy cập, và tải lên blog đó những bài viết về doanh nghiệp. Những bài viết này phải có tính liên quan và có thể tạo ra sự chú ý của khách hàng. Hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện đặc điểm riêng của doanh nghiệp.

    3. In logo lên các tờ nhãn hay miếng dán (sticker) và đính chúng lên các văn bản giao tiếp với khách hàng.
    Những thông tin trên các miếng dán thường gây sự chú ý rất cao. Nội dung của các miếng dán này không cần phải quá cầu kỳ, nhưng chúng phải có logo và màu sắc của doanh nghiệp.

    4. Đính kèm câu khẩu hiệu vào phần chữ ký của thư điện tử.
    Nếu doanh nghiệp chưa có sẵn một câu khẩu hiệu để giúp phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh khác thì nên nghĩ ra một câu và sử dụng nó cho mục đích xây dựng nhãn hiệu. Có thể quảng bá câu khẩu hiện này một cách đơn giản như nói trên.

    5. In logo lên các vật dụng không quá đắt tiền như nón, túi xách.
    Nên chọn những vật dụng thiết thực và mua với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí. Có thể phát những vật dụng này cho các khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và cả các nhà cung cấp mỗi lần ghé thăm họ.

    >>>Tham khảo:

    6. Gửi bản tin bằng thư điện tử cho các khách hàng.
    Trong những bản tin như vậy, ngoài bài viết của doanh nghiệp, có thể chỉ ra các đường dẫn đến các bài viết khác có liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp theo đuổi. Đây là một cách làm khá hiệu quả để củng cố hình ảnh của doanh nghiệp một cách thường xuyên.

    7. Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn với báo chí chuyên ngành hay của địa phương mà khách hàng mục tiêu thường đọc nhất.
    Nên thể hiện tính tiên phong của mình trong việc đưa ra những nhận định, dự báo về triển vọng, các xu hướng liên quan đến ngành kinh doanh của doanh nghiệp.

    8. Thăm khách hàng vào những dịp lễ và tặng họ những món quà nhỏ.
    Có thể gắn logo của doanh nghiệp lên những món quà này. Những món quà như vậy thường sẽ gây ngạc nhiên cho khách hàng và củng cố hình ảnh của doanh nghiệp.

    9. Cảm ơn khách hàng đã giao dịch, đã đưa ra những phản hồi, ý kiến đóng góp về sản phẩm hay dịch vụ.
    Nên gọi điện thoại, gửi thư điện tử cho khách hàng để cảm ơn hoặc ghé thăm họ trực tiếp nếu thời gian cho phép.

    10. Bảo đảm tất cả các tài liệu quảng bá, tiếp thị phải nhất quán, tương đồng về hình ảnh.
    Các tài liệu, vật dụng như danh thiếp, đồ dùng văn phòng, bảng hiệu, bao bì, brochure và trang web của doanh nghiệp phải thể hiện tên, logo và câu khẩu hiệu một cách nhất quán.
    Về bản chất, xây dựng nhãn hiệu chính là xây dựng lòng tin từ khách hàng. Điều này đòi hỏi phải có thời gian và sự nhất quán chứ không cứ phải nhờ cậy đến một ngân sách tiếp thị khổng lồ.

    Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi !

    >>> Các dịch vụ chúng tôi cung cấp:

Tìm hiểu nguồn gốc cái tên Sony

  • “Không biết ông đã tốn bao nhiêu thời gian, vắt óc suy nghĩ, tìm hàng ngàn cái tên nhưng vẫn cảm thấy chưa ưng ý. Một hôm ông ta tình cờ lật đến một trang chữ La Tinh có tên “Sonic” – “Sóng âm thanh”. Cái tên này rất phù hợp với chức năng sản phẩm của ông. Ông vô cùng vui sướng, thuận tay tìm thêm thấy “Sonny-boy” – “Đứa con trai thông minh”; Sonny – “Mặt trời đẹp”, ông ta cảm thấy từ Sonny là tuyệt đẹp, tượng trưng cho đứa bé từ lều cỏ mới sinh ra.”

    Bài viết sau đây của sẽ cùng các bạn .

    >>> Xem thêm:

    Phù hiệu công ty và nhãn mác sản phẩm phải đạt được 4 yêu cầu:
    Viết ra đơn giản
    Đọc lên thuận miệng
    Kêu
    Thông dụng lại có ý nghĩa cát lợi

    Năm 1953, Sakasofu đến nước Mỹ khảo sát thị trường máy ghi âm, phát hiện cái tên “Đông kinh thông tin công nghiệp chu thức xã hội” của mình, nghe dở quá, không ai nhớ được, đến cái tên gọi tắt “Đông thông công” cũng rất ít người đọc lên. Điều ấy nhắc nhở ông ta, cái tên ấy không thể không đổi, để làm sao cho nổi rõ cái tên công ty và nhãn mác sản phẩm, chỉ cần ba bốn chữ cái, mà mọi nơi trên thế giới điều hiểu được, dùng ngôn ngữ gì phát âm cũng giống nhau mà lại kêu. Không biết ông đã tốn bao nhiêu thời gian, vắt óc suy nghĩ, tìm hàng ngàn cái tên nhưng vẫn cảm thấy chưa ưng ý. Một hôm ông ta tình cờ lật đến một trang chữ La Tinh có tên “Sonic” – “Sóng âm thanh”. Cái tên này rất phù hợp với chức năng sản phẩm của ông. Ông vô cùng vui sướng, thuận tay tìm thêm thấy “Sonny-boy” – “Đứa con trai thông minh”; Sonny – “Mặt trời đẹp”, ông ta cảm thấy từ Sonny là tuyệt đẹp, tượng trưng cho đứa bé từ lều cỏ mới sinh ra. Đáng tiếc, từ Sonny phiên âm sang tiếng Nhật (Sohn-nee) mang ý lỗ vốn, như vậy sẽ không có lợi cho công ty.

    Bỗng một hôm Sakasofu chợt nghĩ sao không bỏ bớt đi một chữ cái, dứt khoát gọi là Sony. Do đó “Đông kinh thông tin công nghiệp chu thức xã hội” được đổi thành Sony, sản phẩm của công ty đều được gọi là Sony. Nó do 4 chữ La Tinh ghép thành, cách đọc của các loại ngôn ngữ đều như nhau, chẳng khó khăn gì, chỉ là hàm nghĩa đặc biệt về sản phẩm của công ty mà toàn thế giới đều nhận biết.

    Từ năm 1957, chiếc máy ghi âm bán dẫn loại nhỏ đầu tiên mang nhãn hiệu Sony đã ra đời, gây được ấn tượng mạnh mẽ trên thế giớI như kỹ thuật cao, chất lượng cao. Ít lâu sau sân bay Quốc tế Tokyo đã dựng lên tấm biển quảng cáo Sony đầu tiên, rồi ở khu ngân hàng náo nhiệt dựng lên tấm biển quảng cáo thứ 2. Đến nay những tấm biển quảng cáo của Sony đã có mặt ở 170 nước và khu vực trên thế giới.

    Giữa lúc nhãn hiệu Sony đang sáng rực, một công ty lớn của nước Mỹ đã đặt mua của công ty 10 vạn máy thu thanh điện tử, doanh số sản xuất lô hàng này vượt quá tổng số vốn lúc bấy giờ của Sony, lợi nhuận thu về đáng kể nhưng kèm theo điều kiện không được dùng nhãn hiệu Sony mà dùng một nhãn hiệu khác của công ty ở nước Mỹ. Sakasofu không chấp nhận, ông nói với ngườI Mỹ rằng: “50 năm trước, nhãn hiệu của các ông cũng như của chúng tôi đều không nổi danh. Bây giờ tôi đem sản phẩm của chúng tôi đến nước Mỹ là để công ty Sony tiến nhanh về 50 năm sau. Tôi bảo đảm với ông rằng, 50 năm sau, công ty Sony của chúng tôi sẽ nổi danh hơn công ty của các ông”. Trên thực tế, chỉ sau 30 năm, cái tên Sony đã lừng danh trên toàn thế giới.

    Cuối cùng, nếu bạn và doanh nghiệp cũng đang mang trong mình những trăn trở làm sao để có một thiết kế logo cho thương hiệu của mình thật nổi bật, đừng ngần ngại hãy liên hệ với thietkelogo.Vn – công ty thiết kế chuyên nghiệp tất cả các ấn phẩm, đặc biệt là logo, chi tiết cho bộ nhận diện thương hiệu, với đội ngũ designer rất chuyên nghiệp và không ngừng sáng tạo để mang lại giá trị cho bạn

    Chúng tôi sẽ hứa hẹn mang lại cho bạn những mẫu logo đẹp nhất!

    >>> Các dịch vụ chúng tôi cung cấp:

Những câu chuyện đi lên từ gian khó của các thương hiệu nổi tiếng

  • Có lẽ ít người biết tới sự ra đời và phát triển của một loạt thương hiệu lớn như Procter & Gamble, IBM, General Motors trong thời kỳ kinh tế suy thoái tệ hại nhất. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

    Procter & Gamble (P&G)

    >>> Tin liên quan:

    Ngành kinh doanh: Sản phẩm gia đình

    Thời gian sáng lập: Cuộc suy thoái năm 1837

    Người thợ sản xuất nến William Procter và người thợ sản xuất xà phòng James Gambles đã cùng lập nên một cơ sở kinh doanh hàng gia dụng nhỏ tại Cincinnati thuộc Ohio, Mỹ.

    Đây là một khoảng thời gian đầy thách thức với hai anh em này: kinh tế Mỹ đã khủng hoảng được 6 năm. Dòng người nhập cư sang phía Tây ngày một nhiều, giá đất tăng, lạm phát theo đó cũng tăng theo.

    Chưa bao giờ từ khi nước Mỹ được khai sinh, người ta lo lắng về triển vọng kinh tế đến như thế. Thế nhưng P&G tồn tại và sau đó giành được hợp đồng cung cấp hàng hoá thiết yếu cho quân đội trong thời kỳ Nội chiến.

    Vị thế ngày nay: Năm 2008, doanh thu của của P&G là 83,5 tỷ USD, Procter & Gamble đã xây dựng được nhiều thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ như Tide, Pampers, Oral-B, Iams, Pantene, Duracell và Pringles.

    Cổ phiếu của công ty chịu nhiều tác động trong năm 2008, tuy nhiên vẫn có mức tăng trưởng tốt so với nhiều đối thủ khác như Johnson & Johnson và Colgate-Palmolive. Doanh thu ròng năm 2008 là 12,2 tỷ USD. Người tiêu dùng luôn tiêu thụ hàng của P&G ngay cả khi kinh tế khó khăn và thuận lợi, vì thế P&G vẫn đứng vững ngay cả khi kinh tế đi xuống.

    Tên công ty: IBM

    >>> Xem thêm:

    Ngành kinh doanh: máy tính

    Thời kỳ sáng lập: Thời kỳ Khủng hoảng những năm 1873 – 1896

    Một loạt những sự kiện không may đã xảy ra trong thời kỳ này. Thị trường giao dịch chứng khoán Vienna sụp đổ.

    Đạo luật tiền đúc năm 1873 được áp dụng, loại bỏ tiền bạc ra khỏi hệ thống, nhà đầu tư không thể vay được những khoản dài hạn. Ngân hàng Mỹ sụp đổ đến 2 lần gây ra thảm hoạ năm 1873 và năm 1893.

    Thế nhưng 3 công ty đầu tiên là Tabulating Machine, International Time Recording và Computing Scale lại phát triển được công nghệ trong thời kỳ suốt 23 năm này, người ta vẫn cần đến công nghệ dù kinh tế có khó khăn.

    Các nhà máy vẫn cần máy tính giờ làm cho công nhân. Thời kỳ làn sóng di dân bùng nổ, máy điện toán thật sự có vai trò quan trọng. Ba công ty này hợp nhất năm 1911 thành công ty Tabulating-Recording và vài năm sau đó đổi tên thành IBM.

    Vị thế ngày nay: Trên thực tế là trong gian khó, người ta dường như trưởng thành hơn. Thành công của IBM những năm 1960 khiến Bộ tư pháp Mỹ đưa ra quyết định áp dụng chống độc quyền vào thập niên 1960. IBM gặp nhiều khó khăn và sau đó cơ cấu lại hoạt động. Sau này, dưới sự lãnh đạo của Lou Gerstner, IBM thay đổi mô hình kinh doanh, chuyển trọng tâm từ sản phẩm sang dịch vụ.

    Ngày nay, khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, IBM vẫn có doanh thu tốt. Năm 2008, doanh thu của công ty là 103,6 tỷ USD. Tuy nhiên cho đến gần đây, IBM vẫn phải sa thải nhân viên do doanh số sụt giảm.

    Tên công ty: General Electric

    >>> Có thể bạn quan tâm:

    Ngành kinh doanh: năng lượng và nhiều sản phẩm khác

    Thời kỳ sáng lập: khủng hoảng 1873

    Khủng hoảng 1873 là thời kỳ khởi đầu. Công ty đầu tư Jay Cooke sụp đổ, Sở giao dịch chứng khoán New York phải đóng cửa hoạt động vài ngày. Khủng hoảng tài chính kéo dài 6 năm.

    Đây liệu có phải là một thời kỳ tốt để mở một phòng thí nghiệm hay không? Đây có lẽ là những gì Thomas Edison nghĩ khi ông mở ra một nhà máy tại Menlo Park năm 1876. Tại đây, ông sáng chế ra bóng đèn đầu tiên năm 1879, cùng năm khủng hoảng này nổ ra.

    Dù tình hình kinh tế khó khăn cho đến năm 1896, Edison vẫn có đủ khả năng thành lập công ty Edison General Electric. Năm 1896, công ty bắt đầu được chọn để tính chỉ số Dow Jones. Ngày nay, đây là công ty duy nhất còn lại từ thời đầu tiên được dùng để tính chỉ số này.

    Vị thế ngày nay: Doanh thu năm 2008 của GE là 13 tỷ USD, tuy nhiên lợi nhuận giảm 18%. Lợi nhuận từ bộ phận tiêu dùng và công nghiệp giảm 65% và lợi nhuận từ bộ phận GE Capital hạ gần 30%. Trong khi lĩnh vực năng lượng của GE tăng trưởng nhẹ, triển vọng của công ty năm 2009 vẫn ảm đạm.

    Tên công ty: General Motors

    Ngành kinh doanh: ô tô

    Thời kỳ sáng lập: khủng hoảng năm 1907

    Trước thời cựu Tổng thống Theodore Roosevelt, khi Ngân hàng Trung ương chưa được thành lập, các tổ chức cho vay phải tự lực với nguồn tiền của họ.

    Điều này trở thành một vấn đề lớn vào năm 1907 khi nhiều ngân hàng lớn chạy đua nắm quyền sở hữu cổ phiếu của công ty đồng United. Khi nỗ lực bất thành, công chúng đồng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng, nhiều tổ chức tín dụng vì thế sụp đổ.

    Khó khăn này không khiến ông William Durant, người làm chủ sở hữu một công ty chuyên cung cấp xe ngựa kéo, nản lòng. Ông cố gắng thử vận may tại lĩnh vực hoàn toàn mới là ô tô.

    Ông sáng lập GM vào ngày 16/09/2908 tại Flint, Mich. Hiện nay GM nắm giữ Buick và Oldsmobile. Theo các nhà sử học, thời kỳ khủng hoảng năm 1907, còn được biết đến với cái tên Banker’s Panic, chấm dứt vào tháng 6/1908, dù trên thực tế mãi đến năm 1909 thị trường kh

Tìm hiểu Logo Vietnam Airline

  • Vietnam Airline đã trở nên quá thân thuộc với mọi người. Hãy cùng tìm hiểu về để có cái nhìn từ nhiều mặt về công ty này nhé.

    >>> Xem thêm:

    Khởi đầu từ năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trước khi trở thành như ngày nay. Với tên gọi là Hàng không dân dụng Việt Nam, Vietnam Airlines bắt đầu bay với tư cách một hãng hàng không độc lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia Lâm. Qua hơn 48 năm, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều thay đổi. Và với mỗi đổi thay, chúng tôi không ngừng phát triển, mở rộng và cải thiện dịch vụ để trở thành một hãng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế.

    Năm 1976, Vietnam Airlines đổi tên thành Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. Cũng trong năm đó chúng tôi bắt đầu đi vào hoạt động thường xuyên, chuyên chở 21.000 Hành khách trong đó 7.000 Hành khách trên chuyến bay quốc tế và 3.000 Tấn hàng hoá.

    Năm 1993, Vietnam Airlines đổi tên thành Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Năm 1995, Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của nhà nước. Tổng công ty có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng không đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và mua sắm tầu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài. Từ đó đến nay, chúng tôi đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc trong kinh doanh vận chuyển hành khách và các loại hình dịch vụ khác.

    Tiếp tục vươn tới tương lai, Vietnam Airlines đã xây dựng những định hướng lớn cho sự phát triển của mình. Đó là xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của một đơn vị kinh tế kỹ thuật hiện đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng Vietnam Airlines trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.

    Trong 3 năm trở lại đây, Vietnam Airlines không ngừng phát triển mạng bay và tiếp tục mở thêm nhiều đường bay mới quốc tế và nội địa. Hiện nay, chúng tôi khai thác và hợp tác đến 18 thành phố trong nước và 38 thành phố trên thế giới ở châu Âu, châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ.

    >>> Tin liên quan:

    Năm 2006, Vietnam Airlines đã vận chuyển được gần 6,8 triệu hành khách trong đó có gần 3,1 triệu khách trên các chuyến bay quốc tế, và 3,7 triệu khách trên các chuyến bay nội địa. Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng chuyên chở được khoảng 106 nghìn tấn hàng hoá.

    Để làm cho sản phẩm của Vietnam Airlines đa dạng, phong phú và tiện lợi hơn đối với hành khách, chúng tôi đã liên danh liên kết với nhiều đối tác trên thế giới thông qua các hợp tác liên doanh; liên danh trao đổi chỗ và các hợp đồng trao đổi; chia chặng đặc biệt…

    Hiện nay, phạm vi kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam bao gồm những lĩnh vực sau: Kinh doanh, dịch vụ và phục vụ vận tải hàng không đồng bộ đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng công ty Hàng không Việt Nam còn kinh doanh một số ngành nghề khác như: Xăng dầu, các dịch vụ thương mại tại các cảng hàng không, dịch vụ ủy thác xuất – nhập khẩu, các dịch vụ thương mại tổng hợp, vận tải mặt đất, nhựa cao cấp, in, khảo sát thiết kế, xây dựng công trình, cung ứng lao động chuyên ngành.

    Nếu bạn và doanh nghiệp vẫn đang còn trăn trở làm sao để có một thiết kế logo cho thương hiệu của mình thật nổi bật, đừng ngần ngại hãy liên hệ với thietkelogo.Vn – công ty thiết kế chuyên nghiệp tất cả các ấn phẩm, đặc biệt là logo, chi tiết cho bộ nhận diện thương hiệu, với đội ngũ designer rất chuyên nghiệp và tận tâm trong công việc.

    >>> Các dịch vụ của chúng tôi:

Các mẫu thiết kế logo theo kiểu “tả thực”

  • Những thường xuất hiện vào thủa ban sơ của ngành thiết kế thương hiệu. Tuy nhiên không vì thế mà các mẫu thiết kế này trở lên lạc hậu và thiết sức sống. Dưới đây xin chia sẻ logo của 10 thương hiệu nổi tiếng thế giới sử dụng biểu tượng tả thực dưới đây có thể minh họa để các bạn biết:
    Logo Dove

    Dove là một nhãn hàng về dầu gội và xà bông của Unilever. Logo Dove được thiết kế năm 1957 với hình tượng mô tả thực chú chim bồ câu nhằm diễn tả tên thương hiệu Dove (chim bồ câu).

    >>> Tin liên quan:

    Logo Red Cross

    American Red Cross hay còn được gọi là “chữ thập đỏ” là một tổ chức từ thiện nhằm giúp đỡ các nạn nhân trong trường hợp thiên tai bão lụt… Logo Red Cross được thiết kế bởi Heri Dunant năm 1863 với hình tượng “chữ thập đỏ”, đó cũng chính là tên gọi của thương hiệu “Red Cross”.

    Logo Puma

    Puma là hãng thời trang thể thao hàng đầu thế giới. Đối thủ chính của Puma chính là Nike. Logo Puma được thiết kế bằng hình ảnh chú báo (Puma) đang nhảy nhằm thể hiện sự nhanh nhẹn và tốc độ.

    Logo Apple

    Logo Apple được thiết kế bởi Rob Janoff năm 1977. Sau đó logo Apple đã được tinh chỉnh nhiều lần và phiên bản hiện đang sử dụng là quả táo khuyết được thiết kế lại năm 1999. Mặc dù tên thương hiệu “Táo” không hề liên quan gì đến lĩnh vực kinh doanh máy tính – điện tử của hãng nhưng hình ảnh quả táo khuyết lại hàm chứa ý nghĩa của sự sáng tạo.

    >>> Xem thêm:
    Logo Greyhound

    Greyhound Corporation là công ty xe buýt lớn nhất Bắc Mỹ. Logo của hãng là hình ảnh chú chó săn màu xám (thể hiện đúng tên gọi của thương hiệu tạm dịch là “Chó săn xám”), logo này được thiết kế bởi Raymond Loewy vào những năm 1950. Logo đã được tinh chỉnh vào năm 2010 bởi Ajana Green.

    Logo Shell

    Shell là hàng dầu mỏ hàng đầu thế giới. Logo Sheel được thiết kế bởi Raymond Loewy năm 1971, biểu tượng logo chính là sự mô tả thực của tên thương hiệu, đó chính là con sò màu vàng.

    Logo Target

    Target là chuỗi bán lẻ giảm giá lớn thứ nhì tại Mỹ. Biểu tượng logo chính là hình ảnh của “mục tiêu”, đó chính là tên thương hiệu “Target”.
    >>> Tham khảo:
    Logo Jaguar

    Jaguar là hãng xe hơi hạng sang của Anh được thành lập năm 1945. Biểu tượng của logo thể hình hình ảnh chú báo phóng cao thể hiện hàm ý xe hơi có tốc độ cao và nhanh.

    Logo Red Bull

    Red Bull là thương hiệu về nước tăng lực nổi tiếng nhất thế giới được thành lập năm 1987. Biểu tượng của logo là hai chú bò màu đỏ húc đầu vào nhau để mô tả tên thương hiệu “Red Bull”.

    Logo Firefox

    Firefox là một trong những trình duyệt web hàng đầu thế giới thuộc sở hữu của Công ty Mozilla. Logo được thiết kế bởi Jon Hicks năm 2004 với biểu tượng là con cáo kết hợp với lửa nhằm mô tả tên thương hiệu “Firefox”.
    Một phong cách “tả thực” tuyệt vời phải không bạn. Lần sau nếu có thể đừng ngại “tả thực” mẫu thiết kế logo của mình bạn nhé.

    Nếu bạn và doanh nghiệp vẫn đang còn trăn trở làm sao để có một thiết kế logo cho thương hiệu của mình thật nổi bật, đừng ngần ngại hãy liên hệ với thietkelogo.Vn – công ty thiết kế chuyên nghiệp tất cả các ấn phẩm, đặc biệt là logo, chi tiết cho bộ nhận diện thương hiệu, với đội ngũ designer rất chuyên nghiệp và tận tâm trong công việc.

    >>> Các dịch vụ của chúng tôi:

Tìm hiểu 10 quan niệm sai lầm phổ biến về thương hiệu

  • Thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn trong thời đại bây giờ. Nhưng khái niệm thương hiệu và xây dựng thương hiệu không phải ai trong chúng ta cũng hiểu đúng. Thậm chí đối với nhiều doanh nghiệp vẫn tồn tại nhiều cách hiểu sai lệch. Khi đã hiểu không đúng, khó mà xây dựng thương hiệu tốt được. Sau là mà muốn chia sẻ với bạn đọc.

    >>>Tin liên quan:

    1. Nhiều tiền mới làm được thương hiệu
    Nhiều tiền dĩ nhiên làm gì cũng dễ và thương hiệu cũng vậy. Nhưng đa số doanh nghiệp không nhiều tiền, thậm chí rất ít tiền. Tại sao trong số hàng chục ngàn start-up hẻo tài chính chỉ có một ít thương hiệu được biết đến rộn rãi. Với thế giới online không biên giới hiện nay cơ hội luôn mở rộng cho những thương hiệu nghèo tiền nhưng giàu ý tưởng.

    2. Chất lượng tốt đồng nghĩa với một thương hiệu mạnh
    Một thương hiệu mạnh thường có chất lượng tốt. Ngược lại chưa chắc. Đấy là chưa nói khái niệm “chất lượng tốt” đối với một số ngành nghề rất khó phân biệt, rất mơ hồ. Bạn thử uống một cốc espresso của Starbucks, Coffee Bean và Gloria Jean đi. Cái nào ngon hơn? Có lẽ cảm nhận ngon hay không là từ cái tên mang lại thay vì từ nước cà phê. 3 Tên tuổi này thương hiệu nào đắt tiền hơn chúng ta đã biết: chỉ có Starbucks nằm trong top 100 thương hiệu đắt giá nhất thế giới.

    3. Kinh doanh nhỏ lẻ không cần làm thương hiệu
    Khu chung cư tôi ở lâu nay có một dãy khoảng 5-6 quán cà phê cóc. Gần đây một quán cóc lạ mắt mới ra đời. Bàn ghế gỗ đồng bộ thay cho ghế nhựa. Đèn màu sắc vàng dịu không xanh đỏ loè loẹt. Cà phê chẳng ngon hơn nhưng khách đông hơn các quán cũ. Khi số đông làm luôm nhuôm, cơ hội làm thương hiệu xuất hiện cho một cửa hàng nhỏ lẻ làm tử tế hơn. Làm thương hiệu không phải những gì to tát. Nó bắt đầu từ các chi tiết nhỏ đối thủ làm chưa tốt. Kinh doanh to hay nhỏ cũng đều cần bán được hàng. Mục tiêu tối thượng của làm thương hiệu là bán được nhiều hàng.

    4. Bán hàng trước thương hiệu sau
    Quan niệm khá phổ biến. Nên đặt câu hỏi ngược lại: làm thế nào để bán hàng. Muốn bán hàng phải rao. Rao về cái gì và rao như thế nào chính là lúc doanh nghiệp “làm” thương hiệu. Bạn nào còn nhớ tuổi thơ với các lời rao bán kem hay kẹo kéo không. Người rao hay hơn chắc chắn bán được nhiều hơn cho dù kẹo và kem ai cũng gần như nhau.
    Trừ khi doanh nghiệp độc quyền hay bán hàng trên một phân khúc cầu nhiều cung ít, tốt nhất hãy biết “làm” thương hiệu từ lúc bắt đầu.

    5. Muốn nhanh chóng thành công thương hiệu chỉ cần quảng cáo
    Quảng cáo không thể thiếu nếu muốn nhiều người biết đến thương hiệu. Nhưng quảng cáo về một sản phẩm tồi chính là cách giết chết thương hiệu nhanh nhất. Làm quảng cáo khi chưa hiểu khách hàng thực sự muốn nghe gì cũng là một phương thức đốt tiền hiệu quả. Ông David Olgilvy đã chẳng nói rằng quảng cáo khi không thấu hiểu khách hàng chẳng khác gì tướng ra trận nhưng không biết sẽ đánh nhau với ai.

    >>> Xem thêm:

    6. Thương hiệu là vẽ một logo đẹp
    Logo là khuôn mặt của thương hiệu. Nhưng thương hiệu không chỉ có logo. Logo đẹp không dễ. Nhưng thổi hồn vào logo là thách thức khó. Giống như make-up để làm nên một khuôn mặt phụ nữ đẹp. Khuôn mặt vừa đẹp vừa biết làm mềm con tim kẻ tình si lâu lâu mới gặp. Nếu thương hiệu đắt giá hàng tỉ đô chỉ dừng lại một logo đẹp thì các designers đã là nghề được trà lương hơn cả siêu sao bóng đá.

    7. Thương hiệu là nhiệm vụ của phòng marketing
    Marketing quá quan trọng để uỷ thác cho một mình bộ phận marketing (CEO của Hewlet Packard).
    CEO phải là tổng tư lệnh trực tiếp tham gia việc hoạch định chiến lược thương hiệu. Tất cả các dự án tư vấn tôi đã trải qua cùng RMA đây là điều kiện bắt buộc. Dự án sẽ không thể triển khai nếu không đạt được thoả thuận này. Lý do đơn giản là chiến lược thương hiệu liên quan trực tiếp đến việc triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh. Nếu không có sự can thiệp chỉ đạo trực tiếp của CEO, chiến lược này coi như chỉ tồn tại trên giấy tờ.

    8. Thương hiệu là trừu tượng
    Thương hiệu là cụ thể. Rất cụ thể. Nếu doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là trừu tượng có nghĩa họ chưa hiểu và sẽ không biết xây dựng bắt đầu từ đâu. Thương hiệu mạnh hay yếu đều phải đo đếm được bằng các chỉ tiêu định lượng, bằng các KPIs chi tiết. Thương hiệu phải quy được ra Usd khi muốn đánh giá giá trị.

    9. Khác biệt thương hiệu là phải có cái khác với đối thủ cạnh tranh
    Nghe có vẻ có lý nhưng không thực tế. Thật lý tưởng khi bạn có cái mà đối thủ không có. Máy tính Mac của Apple đồ hoạ đẹp nhất; xe máy Honda đi bền nhất; Lego là đồ chơi có nhiều trò lắp ghép nhất. Nhưng có bao nhiêu thương hiệu may mắn sở hữu một thuộc tính độc nhất như Mac, Honda hay Lego? Đa số thương hiệu không có gì khác nhau. Nếu có khác thì khác rất ít không đủ gọi là “khác biệt” để khách hàng nhận ra.
    Cần phải khác biệt để bán hàng ngay cả khi bạn chẳng có gì khác biệt. Khác biệt lúc đó nằm ở nhận thức, ở cách bạn nói về mình. Khác biệt không phải bao giờ cùng từ những gì bạn có.

    10. Nếu không khác biệt thương hiệu sẽ chết
    Đọc “Khác biệt hay là chết” của Jack Trout đừng hiểu một chiều theo nghĩa

Vai trò của màu sắc trong chiến lược quảng cáo

  • “Màu sắc trong sản phẩm không chỉ là hình thức bên ngoài thể hiện thị hiếu thẩm mỹ, mà còn là cái bên trong bộc lộ tính cách con người của bạn. Bạn có quyền lựa chọn một màu đỏ rực rỡ, đam mê, một màu xanh tươi trẻ, một màu tím sang trọng và quý phái, một màu rêu thâm trầm mà sâu lắng…” Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

    >>> Xem thêm:

    Tiếp thị là hình thức giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng một cách trực tiếp nhất, ấn tượng nhất. Sự đồng bộ trong quảng cáo tiếp thị là điều cần thiết để tạo ra ấn tượng mạnh. Ngày nay đi trên đường chúng ta thưòng bắt gặp những nhân viên tiếp thị sản phẩm của nhiều hãng khác nhau. Tạo ra sự nổi bật bằng sử dụng đồng bộ máu sắc rực rỡ của đồng phục cùng sản phẩm sẽ gây được sự chú ý tốt. Những màu thường được sử dụng là màu đỏ, vàng cam, xanh…

    Quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông sẽ đến được đại đa số quần chúng. Hoạt động này đã trở nên rất quen thuộc trong cuộc sống chúng ta, nó trở nên thông lệ trong việc tiếp nhận thông tin dù muốn dù không. Hình thức này thưòng lặp đi lặp lại khiến cho người xem nhớ được nội dung giới thiệu. Vì lượng thời gian ít nên nội dung quảng cáo phải cô đọng súc tích, hình ảnh đẹp gây ấn tượng cho người xem.

    Tài trợ các cuộc thi, các chương trình truyền hình… cũng là những hình thức được các nhà sản xuất quan tâm đề cập tới. Ngoài việc xây dựng, thiết kế chương trình sao cho thu hút sự quan tâm của khán giả thì việc lồng ghép khéo léo những hình thức quảng cáo như: tặng thưởng, tờ rơi tờ gấp, băng rôn biểu ngữ quảng cáo… đòi hỏi những người thiết kế có sự quan tâm đặc biệt. Có những phương pháp thiết kế rất hay nhưng hiệu quả công việc quảng cáo lại không cao bởi nếu chỉ thoả mãn nhu cầu làm đẹp, thì thiết kế đó chỉ đạt được chức năng thẩm mỹ thị giác. Để đạt được hiệu quả cao trong quảng cáo thì thiết kế phải cùng lúc thoả mãn nhiều chức năng khác. Điều đó giúp các nhà thiết kế định hướng một cách khách quan cho hình thức sản phẩm sao cho phù hợp nhất.

    >>> Tham khảo:

    Các hình thức quảng cao giới thiệu mở rộng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Việc lựa chọn nội dung quảng cáo với hình thức sao cho phù hợp đạt được hiệu quả tốt nhất đòi hỏi nhà thiết kế có chiến lược phù hợp. Elextrolux dựa trên uy tín của sản phẩm “giá mọi thứ đều bền như Elextrolux” hoặc “Suzuki là sành điệu”… thì màu sắc cũng là mục tiêu cho chiến lược quảng cáo. “Một gam màu mới, một cách nhìn mới đó không chỉ là kiểu dáng thời trang hay hình tượng thể thao mà còn là sự trang trọng thanh lịch. Tất cả là sự kết hợp hoàn hảo để khởi đầu cho sự ra đời của một bứt phá ngoạn mục về màu sắc. Bạn có thể đã biết, đã nghe và cảm nhận được, nhưng bạn chưa từng thấy bao giờ. Honda Future Titanium Matallic mang đến cho bạn nhiều ngạc nhiên phấn khích”. Đó là ý tưởng quảng cáo đầy sáng tạo lôi cuốn của hãng Honda. Con người sáng tạo ra những màu sắc hợp thị hiếu thẩm mỹ công chúng khiến nhìn nhận về màu sắc của con người thay đổi. Nó tạo nên những xu hướng mốt trong màu sắc.

    Màu sắc trong sản phẩm không chỉ là hình thức bên ngoài thể hiện thị hiếu thẩm mỹ, mà còn là cái bên trong bộc lộ tính cách con người của bạn. Đó chính là gu, là “gam màu của bạn” mà Honda đã xây dựng. Bạn có quyền lựa chọn một màu đỏ rực rỡ, đam mê, một màu xanh tươi trẻ, một màu tím sang trọng và quý phái, một màu rêu thâm trầm mà sâu lắng… Sự biến tấu trong màu sắc thể hiện sự độc đáo trong màu sắc của sản phẩm, sẽ đem đến cho nhà sản xuất sự thành công với những sắc màu lôi cuốn cùng một hình thức quảng cáo mới lạ, ấn tượng.

    Cùng quảng cáo sản phẩm trong một không gian rộng lớn là điều các nhà sản xuất quan tâm trong xã hội hiện đại. Hội trợ triển lãm là cơ hội để các doanh nghiệp tự giới thiệu mình trước công chúng. Đây thực sự là một cuộc trình diễn hoành tráng về sắc màu của quảng cáo đồ hoạ. Sự có mặt của rất nhiều các sản phẩm từ mọi miền hội tụ đã đem đến cho triển lãm một khuôn mặt của lễ hội, của màu sắc. Làm thế nào để thu hút khách hàng tới gian hàng của mình, làm thế nào để nổi bật, thật ấn tượng? Màu sắc trong quảng cáo hội trợ sẽ góp phần thành công trong triển lãm.

    >>> Có thể bạn quan tâm:

    Bước chân vào trung tâm triển lãm, ngoài những âm thanh sôi động như thúc giục đôi chân rảo bước thì màu sắc xung quanh khiến không khí trở nên đông vui, sôi động hơn. Đó là những màu đỏ, vàng, cam, lam, tím… của băng rôn khẩu ngữ, của hàng cờ như reo vui, như vẫy chào. Trên cao hơn là những chùm bóng rực rỡ đầy màu sắc cùng dải băng xanh, đỏ nổi bật trên nền trời sáng. Hoà vào màu sắc tưng bừng của lễ hội là những dòng người với đủ màu sắc của trang phục. Công chúng đến để vui chơi, giải trí, mua sắm hàng hoá. Các doanh nghiệp đến tìm cơ hội giới thiệu sản phẩm, tìm đối tác kinh doanh. Một bên cung cấp thông tin và một bên là nơi tiếp nhận thông tin. Hội trợ triển lãm là nơi các doanh nghiệp tự khẳng định mình trực tiếp trước quần chúng. Các nhà sản xuất thường mang đến đây những sản phẩm độc đáo nhất của mình. Sự đồng bộ từ trang phục đến cách bày trí sẽ gây được ấn tượng, tạo

Tìm hiểu câu chuyện về logo VIETTEL và slogan ” hãy nói theo cách của bạn “

  • Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng xem xét để các bạn có cái nhìn khách quan hơn về thương hiệu này nhé.

    >>> Xem thêm:

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cười và nói về chuyện xây dựng thương hiệu của Viettel : “ Lúc đó được giao nhiệm vụ xây dựng thương hiệu, tôi cũng không biết gì nhiều về vấn đề này, chỉ hiểu láng máng là đi làm logo cho công ty”. Tuy nhiên, ông Hùng và các đồng nghiệp của mình tại Viettel đều chung một ý nghĩ “ phải thuê một công ty nước ngoài có nhiều kinh nghiệm để tư vấn”.

    Cuối cùng thì JW Thomson (JWT) – Công ty quảng cáo lớn nhất thế giới có mặt tại ViệtNam – đã được chọn. Đối với đại đa số các công ty Việtnam, việc thuê một công ty quảng cáo nươc ngoài làm thương hiệu là một việc làm quá “xa xỉ” thì việc thuê JWT có thể coi là một hành động “ chơi trội “. Trị giá hợp đồng của Viettel và JWT lúc đó có giá trị 45000 USD và được thực hiện trong vòng 2 tháng ( thực tế mất tới 8 tháng ), được coi là một hợp đồng lịch sử làm marketing của công ty này. Thế nhưng có lẽ là một trong những hợp đồng về thương hiệu hời nhất mà Viettel có được.
    Khi bắt đầu làm thương hiệu, Giám đốc sáng tạo của JWT- Steve Bonnell nói với ông Hùng “ Xây dựng thương hiệu là đi tìm một triết lý sống cho công ty của các ông, đừng dễ tính với chúng tôi và chúng tôi cũng không mong điều đó”. Steve cũng không ngờ rằng sau này những người của Viettel làm việc với mình lại thực hiện một cách nghiêm túc đến mức kinh khủng câu nói của mình. Câu nói của Steve đã góp phần làm cho hợp đồng với Viettel trở thành một bi “hớ” nặng của JWT.

    Đi ngược lại truyền thống
    Một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu của Viettel là đưa ra điểm khác biệt giữa Viettel và các công ty viễn thông khác.Ông Hùng và các đồng nghiệp của mình đã bắt đầu bằng việc “ chống lại lịch sử”. Trong nhiều năm, ngành viễn thông là một ngành độc quyền với sự thống trị hoàn toàn của tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông ( VNPT ). Những khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông như điện thoại cố định, điện thoại di đông, internet… bị gọi là thuê bao và bị coi như những con số chứ không như những con người. Điều này dường như ít người chú ý tới bởi họ chỉ có một nhà cung cấp, không có cơ hôi để lựa chọn , cũng không có quyền phàn nàn. Nhưng chưa hết , do sự thống trị của một mình VNPT, cách quản lý khách hàng cũng rất khác, họ coi khách hàng là một đám đông và phục vụ theo kiểu phục vụ đám đông.
    Khi đưa ra ý tưởng về tầm nhìn của thương hiệu, ông Hùng nói với phía JWT “ tôi muốn các khách hàng của Viettel được tôn trọng hơn. Họ là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm riêng, nhu cầu riêng của họ. Họ phải được phục vụ riêng chứ không phải kiểu phục vu đám đông. Họ là những khách hàng chứ không phải là những con số”. Về mặt ý tưởng , Viettel thực sự đã tạo nên môt cú “đi ngược truyền thống” và đưa ra những vấn đề nhạy cảm mà mọi người chưa để tâm tới.

    “ Caring Innovator”
    Khi cùng các chuyên gia thương hiệu của JWT làm việc, phía Viettel đã đưa ra một yêu cầu cho việc xây dựng tầm nhìn của thương hiệu (brand vision); sự kết hợp của văn hoá phương Đông và phương Tây. Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét “ khi bắt tay vào làm thương hiệu cho Viettel thì văn hoá của công ty chưa được định hình . Vì thế chúng tôi có khát vọng đưa văn hoá của công ty vào tầm nhìn cảu thương hiêu, trong đó chúng tôii muốn kết hợp văn hoá Đông Tây vào đó”.
    Theo Ông Hùng, người phương Đông thì thừơng ra quyết đinh dựa trên 3 yếu tố. Thứ nhất là dựa vào cảm nhận trực quan để ra quyết định , kiêu như việc thấy “ thằng này chơi được “ thì ký hợp đồng . THứ hai là nặng về tư duy tình cảm. Thứ ba là chú ý về cơ chế cân bằng. Thế nhưng , mặt yếu của nó là thiếu tư duy phân tích, logic, tính hệ thống và sự sáng tạo mà đây là những điểm nổi bật của người Phương Tây. “Sự kết hợp của văn hoá Đông -Tây sẽ là một sự bổ sung hoàn hảo cho văn hoá của Viettel” Ông Hùng nhận xét.
    Dựa trên yêu cầu này, ban đầu JWT đưa ra tầm nhình “ Technology with a heart “ khẩu hiệu này đáp ứng khá tốt yêu cầu về kết hợp văn hoá Đông Tây mà Viettel đặt ra. Thế nhưng khi JWT đưa ra một lựa chọn khác là “ Caring Innovator” thì ban lãnh đạo của Viettel lại đổi ý. Theo giải thích của Viettel về tầm nhìn nhãn hiệu “ Caring Innovator” biểu hiện hai nét văn hoá: PHương Đông với “Caring” thể hiện sự quan tâm , chăm sóc, hướng nội; phương Tây với “ Innovator” thể hiện sự sáng tạo, hiện dại, tính đột phá và mang hơi thở của khoa học kỹ thuật.
    Ông Nguyễn Mạnh Hùng giải thích về sự lựa chọn này “ Chúng tôi thấy từ Caring có nhiều cảm xúc hơn từ Heart; còn Innovator thì mạnh hơn từ Technology” . Trên thực tế, theo đánh giá của các chuyên gia về thương hiệu , việc lựa chọn giữa 2 khẩu hiệu này chỉ là theo cảm tính của người Phương Đông chú không thể phân tích một cách chinh xác cái nào mạnh hơn.

    >>> Tham khảo:

    Bế tắc của Slogan “Đông Tây Kết Hợp”
    Tuy nhiên , không giống như sự đồng nhất cao về tầm nhìn thương hiệu, vịêc đưa ra một slogan cho Viettel lại găp phải rắc rối lớn khi c

Nổi tiếng nhờ giữ bí mật

Nổi tiếng nhờ giữ bí mật

“Quyết định hạn chế giao tiếp với các phương tiện truyền thông, cổ đông và công chúng của Apple đi ngược lại với nhiều công ty khác, vốn đang đón nhận những công cụ trực tuyến như blog, Twitter và thường tìm cách cởi mở với cổ đông và khách hàng.” Hãy cùng xem sự thành công của Apple nhờ giữ bí mật trong bài viết mà thiết kế logo công ty chia sẻ ngay sau đây nhé.

Nổi tiếng nhờ giữ bí mật
Nổi tiếng nhờ giữ bí mật

>>> Xem thêm: Những đột phá trong thiết kế logo

Apple là một trong những công ty “hấp dẫn” nhất thế giới. Tuy nhiên, có một xu hướng hấp dẫn mà công ty này chối bỏ: trò chuyện với thế giới thông qua blog và cung cấp những thông tin lý thú về hoạt động của công ty.

Tại Apple, đã có nhân viên bị sa thải vì tiết lộ thông tin cho người bên ngoài. Công ty này cũng được biết đến vì cung cấp thông tin gây lạc hướng về kế hoạch sản phẩm đến chính nhân viên của mình.

Mark Hamblin, người từng làm việc về công nghệ màn hình cảm biến cho điện thoại iPhone trước khi rời Apple năm ngoái, nói: “Họ khiến mọi người trở nên vô cùng, vô cùng hoang tưởng về vấn đề bảo mật. Tôi chưa từng thấy một điều như thế tại những công ty khác.”

Bí mật của Apple

Tuy nhiên, cách thức công ty xử lý thông tin về sức khỏe của ông Steve Jobs, Giám đốc điều hành và người đồng sáng lập Apple, là chưa từng có tiền lệ, ngay cả so với những tiêu chuẩn của chính công ty này.

Bất chấp sự quan tâm mạnh mẽ của giới truyền thông và nhà đầu tư về tình hình sức khỏe của ông Jobs sau khi ông nghỉ phép để chữa bệnh từ tháng Giêng năm nay, đại diện của Apple liên tục từ chối đề cập vấn đề này, viện lý do chấp hành quy định của công ty.

Mãi đến cuối tháng Sáu, người phát ngôn Apple mới thông báo rằng ông Jobs đã trở lại văn phòng làm việc vài ngày một tuần và thời gian nghỉ phép chữa bệnh kéo dài hơn năm tháng nhưng không nói chính xác là khi nào. Người này cũng xác nhận rằng ông Jobs đã được cấy ghép gan.

Sự kín đáo của Apple không chỉ là một chiến lược truyền thông phổ biến, mà nó dường như đã ăn sâu vào trong văn hóa của công ty này. Nhân viên làm việc trong những dự án siêu bí mật phải đi qua một loạt cánh cửa an ninh và trải qua nhiều thủ tục an ninh để vào văn phòng của mình, theo lời một cựu nhân viên Apple từng làm tại những khu vực này. Người này cho biết thêm rằng những nơi làm việc ở Apple thường được giám sát bởi camera an ninh. Trong khi đó, nhân viên làm việc trong những phòng thử nghiệm sản phẩm phải dùng áo khoác đen để che các thiết bị lại khi làm việc với chúng.

Các nhân viên Apple thường cũng ngạc nhiên như người ngoài khi có sản phẩm mới của công ty được tung ra thị trường. Edward Eigerman, một kỹ sư hệ thống từng làm việc bốn năm tại Apple, nhớ lại: “Tôi đã dự một buổi giới thiệu thiết bị iPod. Nhưng không ai trong số những người mà tôi làm việc biết về thiết bị này.” Ông Eigerman bị Apple sa thải năm 2005 khi được nhắc đến trong một vụ việc, trong đó một đồng nghiệp của ông để rò rỉ thông tin về phần mềm mới cho một khách hàng. Theo ông Eigerman, Apple thường xuyên tìm cách truy tìm và sa thải những người để rò rỉ thông tin.

>>>Tham khảo: Thiết kế profile

Bảo vệ bí mật bằng mọi giá

Quyết định hạn chế tiếp xúc với giới truyền thông, cổ đông và công chúng của Apple đi ngược lại xu hướng của nhiều công ty khác, vốn đang đón nhận các công cụ truyền thông trực tuyến như blog và Twitter.
Một cựu nhân viên Apple khác tiết lộ rằng Philip Chiller, Phó chủ tịch cấp cao về tiếp thị của Apple, thường chủ trì những cuộc gặp nội bộ về sản phẩm mới và cung cấp thông tin không chính xác về giá và tính năng của một sản phẩm nào đó. Sau đó, Apple tìm cách truy ra nguồn cung cấp thông tin có chứa những chi tiết sai nói trên cho giới truyền thông.

Apple cũng vài lần nhờ đến pháp luật để bảo vệ sự bí mật của mình. Năm năm trước, Apple khởi kiện một số blogger viết về công ty với cáo buộc họ đã vi phạm luật bí mật thương mại. Tuy nhiên, nỗ lực này không thành khi một tòa án ở bang California (Mỹ) đã ra phán quyết có lợi cho những blogger nói trên và Apple phải trả 700.000 Đô-la Mỹ chi phí pháp lý. Ngoài ra, Apple cũng kiện một blog gọi là Think Secret. Vụ kiện này được dàn xếp sau đó, và blog Think Secret phải đóng cửa như là một phần của sự thỏa thuận.

Regis McKenna, một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng tại Thung lũng Silicon và từng là cố vấn về chiến lược truyền thông cho Apple trong những ngày đầu, nói rằng thứ “văn hóa bí mật” nói trên xuất phát từ sự kiện Apple tung ra chiếc máy tính Macintosh đầu tiên. Khi đó, các đối thủ cạnh tranh như Microsoft và Sony biết về thiết bị này trước khi nó được công bố. Ngoài ra, theo ông McKenna, có một điều mà ít người biết là ông Steve Jobs là người không thích nói về cuộc sống riêng của mình.

Quyết định hạn chế giao tiếp với các phương tiện truyền thông, cổ đông và công chúng của Apple đi ngược lại với nhiều công ty khác, vốn đang đón nhận những công cụ trực tuyến như blog, Twitter và thường tìm cách cởi mở với cổ đông và khách hàng. Gene Munster, một nhà phân tích t

Những đột phá trong thiết kế logo

Những đột phá trong thiết kế logo

Logo là một dấu hiệu làm nổi bật thương hiệu, mang tính khái quát cao, là yếu tố tạo dấu ấn riêng của doanh nghiệp trong hệ thống nhận diện thương hiệu, logo cũng trở thành dấu hiệu dễ nhớ nhất đối với khách hàng về thương hiệu doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, nếu được sử dụng một cách sáng tạo, logo còn có thể được xem là “người đại diện” cho một doanh nghiệp. Hãy cùng thiết kế nhận diện thương hiệu tìm hiểu những đột phá trong thiết kế logo ở bài viết này.

Những đột phá trong thiết kế logo
Những đột phá trong thiết kế logo

>>> Xem thêm: Tìm hiểu những slogan hay nhất mọi thời đại

Việc thường xuyên sử dụng logo trên sản phẩm, trong mọi sự kiện của một doanh nghiệp giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp đó trên thị trường. Tuy nhiên, hình ảnh của một logo chỉ trở nên quen thuộc trong trí nhớ khách hàng qua quá trình sử dụng có sáng tạo và được lặp đi, lặp lại thường xuyên. Điển hình như logo của Mercedes-Benz đã có lịch sử hàng 100 năm, logo của Toyota cũng đã có gần 7 thập kỷ làm quen với khách hàng.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, người tiêu dùng không có đủ thời gian để tìm kiếm thông tin mình cần. Để nhanh chóng và hiệu quả nhất khi tìm thông tin, thực tế, đa phần, họ chỉ đọc “lướt” qua các trang web để tìm kết quả có sẵn. Trong bối cảnh đó, một logo có thể được xem là “con đường tắt” làm cho khách hàng nhớ đến những thông điệp mà doanh nghiệp muốn chuyển tải đến họ.

Làm cho logo “tràn ngập” thị trường không phải là cách sử dụng logo hiệu quả nhất. Điều quan trọng là phải tạo được cơ hội “xuất hiện” đúng lúc, kịp thời cho logo trước các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp một cách thường xuyên thông qua nhiều hình thức.

Có thể kết hợp ký hiệu với tên thương hiệu. Khá nhiều doanh nghiệp chọn một ký hiệu đặc thù kết hợp với tên thương hiệu để tạo thành logo. Khi thương hiệu đã trở nên nổi tiếng, ký hiệu có thể đứng độc lập để tạo nên sự nhận biết về thương hiệu. Những thương hiệu mà bản thân ký hiệu có thể đứng một mình đại diện cho thương hiệu như Nike hoặc Mercedes là rất hiếm và thường chỉ có ở những thương hiệu xuất hiện từ rất sớm, khi số lượng trên thị trường là rất nhỏ.

Cách khác để tạo ra ấn tượng là dùng kiểu chữ đặc thù của tên thương hiệu. Đây là hình thức cách điệu tên thương hiệu bằng cách sử dụng kiểu chữ đặc thù bao gồm việc sử dụng phông chữ, chữ hoa – chữ thường, thay đổi độ đậm nhạt hoặc cách viết cách điệu. Khi thiết kế logo theo cách này, doanh nghiệp có thể sử dụng thiết kế đặc thù của tên thương hiệu đầy đủ hoặc viết tắt.

Apple Computer, với nhãn hiệu và biểu tượng hết sức đơn giản và không liên quan gì tới các sản phẩm công nghệ cao của công ty, đã thành công trong việc tạo ra một nhãn hiệu mạnh. Naomi Klein – nhà phê bình trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu, tác giả cuốn sách “No Logo” (Không cần biểu tượng), cho biết, những công ty như Apple không phải đang bán sản phẩm, mà là bán thương hiệu của họ.

Có những dấu hiệu đặc biệt gây ấn tượng thị giác mạnh, dễ phân biệt và luôn tạo ra sự khác biệt. Đây là chức năng quan trọng của logo, giúp phân biệt thương hiệu hay sản phẩm với thương hiệu hay sản phẩm cạnh tranh. Sự khác biệt cũng làm cho thương hiệu dễ đi vào tâm trí của khách hàng hơn. Để tạo sự khác biệt, có thể các nhà thiết thường tránh những hình cơ bản, được dùng nhiều. Tính khác biệt cao cũng làm tăng khả năng được pháp luật bảo hộ.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi !

>>> Các dịch vụ chúng tôi cung cấp:

Tìm hiểu những slogan hay nhất mọi thời đại

Tìm hiểu những slogan hay nhất mọi thời đại

Các chuyên gia cho rằng cách hiệu quả nhất để thành công trong thị trường đã bão hòa như hiện nay là cố gắng định vị sản phẩm và sống với định vị đó một cách lâu dài nhất. Trong đó slogan được coi là chìa khóa để mở cánh cửa thành công. Dưới đây công ty thiết kế logo xin chia sẻ những câu slogan (khẩu hiệu) hay nhất mọi thời đại. Các bạn cùng đón đọc nhé.

Tìm hiểu những slogan hay nhất mọi thời đại
Tìm hiểu những slogan hay nhất mọi thời đại

>>> Xem thêm: Phát triển thương hiệu thông qua việc tạo dựng Website

– Be all you can be. US Army – Hãy là tất cả những gì bạn muốn.

– Friend dont’t let friend drink and drive. US Department of transportation – Bạn tốt không để bạn mình say và phải cầm lái.

– Good to the last drop! MaxWell House – Thơm ngon đến giọt cuối cùng.

– Got Milk? American Dairy Association – Bạn đã uống sữa chưa?

– Tastes great…Less filling. Miller Brewing Company – Hương vị tuyệt hảo… Không no hơi.

– Have it your way. Burger King – Thưởng thức theo cách của bạn.

– I LOVE NEW YORK. New York State Division of Tourism – Tôi yêu New York.

– Imagination at work. General Electric Co. – Trí tưởng tượng trong công việc bay cao.

– It’s everywhere you want to be. Visa – Bất cứ nơi nào bạn đến.

– It takes a lickin’ and keeps on tickin! Timex – Cứ đều đặn tích tắc đúng giờ.

– Just do it. Nike – Cứ làm đi

– Look ma, no cavities. Crest – Mẹ ơi nhìn kìa, không sâu răng.

– Raising the bar. Cingular – Cao và cao hơn nữa.

– They’re Gr-r-reat! Kellogg Frosted Flakes – Ngon tuyệt.

– We deliver for you! United States Protal Service – Chúng tôi chuyên trách việc giao hàng.

– We try harder. Avis – Chúng tôi luôn cố gắng hơn.

– What happens here, stay here. Las Vegas Convention & Visitors Authority – Đến đây, ở lại đây.

– When you care enough to send the very best. Hallmark – Khi bạn thật sự quan tâm gửi đi những điều tốt đẹp nhất.

– You can do it. We can help. Home Depot – Bạn có thể làm điều đó, và chúng tôi có thể giúp.

– You’re in good hands. Allstate – Bạn đang chọn đúng người phục vụ.

>>> Tin liên quan: 7 Bí quyết đặt tên thương hiệu bạn cần biết

Kinh nghiệm cho thấy cách tốt nhất để thành công trong một thị trường hàng hóa gần như là bão hòa hiện nay là cố gắng định vị sản phẩm và sống với định vị đó càng lâu càng tốt.

“Để ngày càng thành công hơn, bạn phải tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể. Nếu tính về số lượng, có thể nhóm khàng hàng mục tiêu không phải là tổng thể thị trường. Tuy nhiên, trước tiên bạn phải chắc là thương hiệu của mình thực sự đặc biệt đối với nhóm khách hàng mục tiêu đó”, theo lời của Barry Crossland, Giám Đốc Marketing của Nestle.

Có thể định vị một sản phẩm là rất khó, nhưng thay đổi một định vị hiện hữu cũng không dễ dàng chút nào, có thể nói là rất khó khăn để thay đổi một hình ảnh tiêu cực về sản phẩm. Sear cố gắng thay đổi hình ảnh thương hiệu cũng như gia tăng lợi nhuận năm 1974 bằng cách tăng giá hàng may mặc nữ. Doanh thu giảm hẳn 28% và Sears phải từ bỏ dự án này.

Một ví dụ khác về Black & Decker. Mặc dù công ty luôn thành công với những sản phẩm mới tung ra thị trường, công ty vẫn phải đối mặt với vấn đề về hình ảnh công ty. Bạn có thể nghe phản hồi của một người tiêu dùng dụng cụ máy cầm tay như “Công ty này đã từng rất tốt. Nhưng bây giờ nó sản xuất thêm cả máy rang bắp và máy nướng bánh mì”, Ellen Foreman, Giám đốc Quảng Cáo và Truyền Thông của Black & Decker đã chia sẻ như vậy.

Dĩ nhiên, thành công của một định vị đôi không phụ thuộc vào vấn đề thời điểm. Năm 1998, Procter & Gamber tung ra thị trường thành công loại tả giấy Luvs dành cho bé trai và bé gái. Thật ra ý tưởng định vị tả giấy dựa vào giới tính trước đó đã được thử nghiệm bởi Scott Paper vào những năm 1970 nhưng chỉ dành được những thành công rất hạn chế.

Luôn phải khôn ngoan để không định vị sản phẩm theo phong trào hay những sự yêu thích nhất thời. Năm 1988, những sản phẩm trong suốt như bia, lăn khử mùi, dầu gội đầu, nước rửa chén và nước ngọt đã tràn vào thị trường như vũ bão. Người tiêu dùng lúc bấy giờ so sánh chất lượng sản phẩm với chuẩn tinh khiết, trong suốt, dịu nhẹ, hay thân thiện với môi trường.

Bốn năm sau đó, sự yêu thích các sản phẩm trong suốt bắt đầu hêt thời. Người tiêu dùng bắt đầu ngại trả tiền cao hơn chỉ để có sản phẩm ít thành phần, nguyên liệu sản phẩm hơn. Theo báo cáo của Kathleen Deveny của tờ Wall Street Journal. Sản phẩm trong suốt đã chết.

Nếu bạn quyết định thay đổi định vị sản phẩm, hãy tiến hành thận trọng từng bước. Và bắt đầu bằng việc thay đổi bao bì sản phẩm.

Chuỗi cửa hàng Tim Hortons đối mặt với một vấn đề về định vị vài năm trước. Người tiêu dùng cho rằng cửa hàng chỉ bán bánh rán (trong khi cửa hàng có bán cả súp và bánh mì). Để giải quyết vấn đề, từ “bánh rán” đã được lấy ra khỏi tên cửa hàng để mọi người nhận thức về các sản phẩm khác ở cửa hàng.

Để tìm hiểu sâu thêm về chủ đề định vị, khuyến khích bạn tìm đọc cuốn Định vị, trận đấu trí não (Positioning: The battle for your mind), tác g

Phát triển thương hiệu thông qua việc tạo dựng Website

Phát triển thương hiệu thông qua việc tạo dựng Website

Website là một nền tảng tuyệt vời để xây dựng thương hiệu của bạn, vì vậy hãy cố gắng xây dựng thương hiệu ngay từ khi bắt đầu tạo website của mình. Và hãy chắc chắn rằng bạn đã tận dụng hết những công cụ và tính năng của Web để tạo website hiệu quả và quyền lực nhất . Sau đây, thiết kế nhận dạng thương hiệu xin chia sẻ với bạn đọc bài viết Phát triển thương hiệu thông qua việc tạo dựng Website nhằm cung cấp thêm kiến thức trong lĩnh vực này cho các bạn. Mời bạn đón đọc.

Phát triển thương hiệu thông qua việc tạo dựng Website
Phát triển thương hiệu thông qua việc tạo dựng Website

>>> Tin liên quan: 7 Bí quyết đặt tên thương hiệu bạn cần biết

1. Màu sắc

Sự lựa chọn về bảng màu là rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Màu sắc không chỉ là thẩm mỹ – nó gợi lên những cảm xúc và sau đó là mang lại sự liên tưởng tới những đặc tính khác nhau của thương hiệu.

Những màu sắc khác nhau mang lại những liên tưởng và hiệu ứng khác nhau. Khi chọn một màu sắc cho thương hiệu của bạn, hãy tìm hiểu về những hiệu ứng và những liên tưởng mà màu đó mang lại để xem liệu đó có phải là một màu thích hợp cho loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu của bạn đang thể hiện. Bạn cũng nên chú ý rằng những nền văn hóa khác nhau có thể liên tưởng tới những điều khác nhau từ cùng một màu, vì vậy bạn nên xem xét những ý nghĩa mà một màu có thể có ở thị trường bạn đang kinh doanh.

2. Đặc điểm

Thương hiệu của bạn có đặc điểm gì, tính cách gì? Truyền cho thương hiệu của bạn một chút cá tính có thể giúp bạn định nghĩa được những đặc tính của thương hiệu.

Hãy nghĩ về “Siêu Web”. Biểu tượng của Siêu Web là hình một siêu nhân – hình dạng con người với gương mặt cười và tay chắp trước ngực. Siêu Web là nền tảng cho phép người dùng tự tạo website một cách chuyên nghiệp, dễ dàng và đơn giản nhưng khi sử dụng Siêu Web, người dùng có thể liên tưởng tới dịch vụ như một người bạn, một người đồng hành, hơn nữa là như một siêu nhân luôn giúp đỡ người khác.

3. Cảm xúc

Cảm xúc là một yếu tố khác cần cân nhắc khi xây dựng thương hiệu của bạn. Những cảm xúc nào bạn muốn người khác cảm nhận được khi họ tới thăm trang web của bạn?

Xây dựng tính thẩm mĩ cho website của bạn không có nghĩa là bạn phải theo những trào lưu thiết kế website mới nhất, mà thay vào đó bạn nên nghĩ về những cảm xúc và ý tưởng bạn muốn thương hiệu của bạn mang lại, và sau đó tập trung vào việc thiết kế để đạt được điều đó.

>>> Xem thêm:

Thiết kế profile
thiết kế tem nhãn
4. Sự thống nhất

Để xây dựng một thương hiệu thành công, bạn cần làm nó đáng nhớ. Bạn sẽ phải làm gì để mọi người nhớ về một điều gì đó? Hãy lặp lại chúng.

Sự thống nhất trong thiết kế website sẽ được xây dựng dựa trên sự lựa chọn bạn đưa ra liên quan tới việc chọn cá tính cho thương hiệu và những cảm xúc mà thương hiệu gợi ra. Hãy chắc chắn về màu sắc, hình ảnh và nội dung để đảm bảo website của bạn mang lại một hình ảnh thống nhất.

5. Kích thước và vị trí

Quy định thông thường khi sắp xếp vị trí logo của website là để nó ở góc trên bên trái của trang.

Đó là khu vực nhiều người để ý nhất khi nhìn xem một trang web có gì. Nhưng vị trí của logo chỉ là 1 yếu tố – kích cỡ của logo cũng quan trọng không kém. Hãy đảm bảo rằng logo của bạn đủ lớn để thu hút sự chú ý của người dùng khi họ ghé thăm website của bạn.

6. Đề xuất giá trị

Khi một người ghé qua trang web của bạn lần đầu tiên, họ sẽ mất một vài giây để định hướng. Liệu đây có phải một trang web thú vị?Trang web này nói về điều gì? Để trả lời những câu hỏi này, bạn nên đưa ra một lời khẳng định giá trị thương hiệu thật rõ ràng và súc tích tới người dùng của bạn.

Câu khẳng định giá trị thương hiệu này nên được xuất hiện tại 1 vị trí nổi bật trên trang của bạn. Nó nên được đặt ở cạnh logo trên trang web để khi một người nhìn vào logo của trang web hay doanh nghiệp, họ sẽ thấy rõ ràng giá trị thương hiệu.

7. Sự kì diệu của ngôn ngữ

Ngôn ngữ bạn sử dụng trên website là cần thiết để nhấn mạnh hơn về những đặc điểm và cá tính của thương hiệu. Nếu thương hiệu của bạn thân thiện và có tính thực tiễn cao, người dùng là những người trẻ tuổi, yêu công nghệ thì ngôn ngữ thân thiện và với tông vui vẻ sẽ phù hợp nhất. Mặt khác, nếu bạn đang làm web cho ngân hàng đầu tư, bạn nên sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp và trang trọng hơn.

Nhưng tất cả không hẳn là những điều bạn nói – mà là cách bạn nói. Bạn có thể nói những điều giống nhau bằng những giọng điệu khác nhau và truyền tải cùng một ý nghĩa, thông điệp nhưng cá tính mà những giọng nói này thể hiện sẽ khác, vì vậy hãy chọn cách thể hiện cho phù hợp với những đặc điểm của thương hiệu và khách hàng.

>>>Tham khảo: Thiết kế bao bì chuyên nghiệp

8. Tính độc đáo

Có tất cả những yếu tố ở trên vẫn chưa đủ để bạn thực sự phát triển được thương hiệu của mình, bởi vì vẫn còn một yếu tố vô cùng quan trọng nữa cần cân nhắc khi xây dựng thương hiệu: sự độc đáo.

Những khách hàng tiềm năng của bạn có thể phân biệt được website của bạn với những website

7 Bí quyết đặt tên thương hiệu bạn cần biết

7 Bí quyết đặt tên thương hiệu bạn cần biết

Việc đặt tên có rất nhiều cách thức khác nhau để đạt tới mong muốn của doanh nghiệp. Từ những đặc trưng ngành nghề kinh doanh, đặc trưng sản phẩm , định hướng phát triển hay những ý nghĩa liên tưởng,…mà doanh nghiệp xác định được một cái tên hoàn toàn thích hợp. Đặt tên thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển thương hiệu. Bởi vậy 7 bí quyết mà thiết kế nhận diện thương hiệu chia sẻ dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách đặt tên thương hiệu cho sản phẩm Công ty của mình một cách tốt nhất có thể. Hãy cùng đón xem nhé.

7 Bí quyết đặt tên thương hiệu bạn cần biết
7 Bí quyết đặt tên thương hiệu bạn cần biết

>>> Xem thêm: Mẫu bao bì ấm áp mùa giáng sinh

Bí quyết 1: Ngắn gọn
Nhìn chung, tên thương hiệu càng ngắn càng tốt ví dụ như Tide, Apple, Crest, Nike, Gap, TiVo, Rolex. Tên thương hiệu dài và phức tạp thì khách hàng sẽ rất khó nhớ, ví dụ như Morgan Stanley Dean Witter, Deloitte & Touche, Bausch & Lomb, TIAA-CREF. Điều này lại càng chứng minh được trong thời đại thông tin ngày nay. Càng ngày càng có nhiều khách hàng và những đối tác trên tên thương hiệu của Công ty bạn trên các website, vì vậy, tên thương hiệu của bạn càng ngắn gọn, càng dễ nhớ thì khách hàng càng đánh đúng tên thương hiệu của bạn trên mạng internet.

Bí quyết 2: Đơn giản
Không có nghĩa là ngắn. Sự đơn giản ở đây là cấu trúc chữ cái trong tên thương hiệu của bạn. Một tên đơn giản là sử dụng các chữ cái và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. Schwab là một tên thương hiệu ngắn gồm 6 chữ cái, nhưng đó không phải là một cái tên đơn giản vì 6 chữ cái này sắp xếp theo một trật tự rất khó đánh vần. Missisippi là một tên dài gồm 11 chữ cái nhưng đó lại là một tên đơn giản, dễ nhớ vì nó sử dụng bốn chữ cái. Vì vậy, hầu hết mọi người đều đánh vần được tên này. Một số tên thương hiệu đơn giản và rất thành công như: Coca – cola, Nissan, Google, Hennessy.

Bí quyết 3: Gợi mở đến sản phẩm
Một tên thương hiệu mang đặc điểm của sản phẩm chưa chắc đã mạnh bằng một tên thương hiệu thích hợp. Một tên thương hiệu gợi mở đến sản phẩm sẽ giúp khách hàng xác định được tôn chỉ của mục đích thương hiệu.
Một cách để đạt được điều này là rút ngắn những đặc điểm chung của loại sản phẩm đó. Ví dụ sữa đậu nành có tên thương hiệu gọi là Skil (lụa – muốn chỉ ngầm sữa đậu nành có vị ngọt mềm mại như lụa), bánh vani (vanilla) có tên thương hiệu rút ngắn đặc điểm chung này là Nilla. Một cách khác là sử dụng những từ ngữ bối cảnh gợi đến loại sản phẩm.

>>>Tham khảo: thiết kế brochure

Bí quyết 4: Độc đáo
Đặt tên thương hiệu độc đáo thường đi theo một số nguyên tắc như: ngắn gọn, đơn giản và dễ đọc. Một số thương hiệu rất độc đáo và thành công như: Lexus, Xerox, Kodak, Kleenex, Sony, Kinko’s.

Bí quyết 5: Lặp âm đầu
Khi trẻ em đọc chữ là chúng đang ghi lại bằng âm thanh những biểu tượng, hình ảnh được thể hiện trên những chữ cái và từ ngữ đó – những thứ được ghi lại trong não của chúng. Bộ não trẻ làm việc với âm thanh của từ ngữ chứ không phải với hình ảnh của chúng. Điều đó giải thích tại sao âm thanh của những tên thương hiệu quan trọng hơn nhiều so với hình ảnh của thương hiệu đó, và tại sao những chữ in hoa vui mắt không tạo nên những thương hiệu thành công. Tên thương hiệu được lặp âm sẽ tạo thành một âm thanh êm tai, dễ đọc, dễ nhớ và ấn tượng, ví dụ như Unkin Donuts, Jelly Be Uy, Weight Watchers, Ben, Binh & Beyond, Volvo, BlackBerry, Grey Goose.

Bí quyết 6: Dễ đánh vần
Một tên thương hiệu dễ đọc thường dễ đánh vần. Nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy. Khi tên thương hiệu kết hợp giữa những chữ cái và con số hay thêm vào những biểu tượng có thể làm cho tên thương hiệu khó đánh vần. Trong thời đại Internet ngày nay, nếu khách hàng không đánh vần được thương hiệu của bạn thì họ rất khó có thể vào trang web của bạn. Các cổng internet thì quên mất việc chuyển thư đi khi địa chỉ của thương hiệu đó bị đánh sai. Những tên thương hiệu dễ đánh vần và thành công như Target, Amazon, Om Navy. Ngược lại những tên thương hiệu như Daewoo, Hyundai, Abercrombie & Fitch lại rất khó đánh vần.

Bí quyết 7: Gây shock
Những tên thương hiệu thành công nhất thường có những yếu tố gây shock hay ngạc nhiên. Một tên thương hiệu gây shock thường được chú ý và được nhớ đến. Tất nhiên, bạn phải cẩn thận không để tên thương hiệu của mình shock đến nỗi gây khó chịu cho khách hàng. Ví dụ như trường hợp của Công ty French Connection United Kingdom, tên thương hiệu của họ được viết tắt thành FCUK, gần giống với một từ nói bậy trong tiếng Anh và điều đó dễ làm khách hàng liên tưởng và khó chịu. Một số tên thương hiệu gây shock có thể kể ra như: DieHard (Chết Khổ Chết Sầu), Yahoo (Người Thô Lỗ), Monster (Quái Vật) Virgin (Trinh Nữ), Yellow Tan (Đuôi Vàng), Red Bull (Bò Húc Đỏ).

Không nhất thiết tên thương hiệu đó phải bao gồm đầy đủ 7 bí quyết này, nhưng nếu tên đó được tạo ra dựa trên một vài bí quyết này thì đó sẽ là một tên thương hiệu thành công.

Chúc các bạn thành công !

>>> Các dịch vụ chúng tôi cung

Mẫu bao bì ấm áp mùa giáng sinh

Mẫu bao bì ấm áp mùa giáng sinh

Một mùa giáng sinh tràn ấm áp và ngập tràn yêu thương đang tới gần. Thiết kế bao bì sản phẩm dành cho giáng sinh hiện nay đã được chú trọng và cho ra đời rất nhiều mẫu mã vô cùng ấn tượng để kích thích nhu cầu mua của khách hàng. Đây không chỉ là món quà mà bạn dành cho mọi khách hàng yêu quý mà còn giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian lựa chọn tặng quà Noel. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin được gửi tới bạn đọc những mẫu thiết kế bao bì sản phẩm dành cho giáng sinh vô cùng rực rỡ, đẹp mắt và lôi cuốn. Mời bạn đón đọc và cảm nhận

Mẫu bao bì ấm áp mùa giáng sinh

>>>Xem thêm: Câu chuyện về Kodak

Nhìn bạn mua hộp bánh này để làm quà thì không cần phải bọc giấy hay đựng trong túi nữa bản thân nó đã như một món quà thực sự. Sử dung mà đỏ xanh để tạo nên chiếc áo của giáng sinh cho bao bì, cùng với hình dáng vuông vức của hộp bánh đã khiến nó giống như một hộp quà sang trọng.

Mẫu bao bì ấm áp mùa giáng sinh

Cũng là màu đỏ nhưng sản phẩm này lựa chọn màu phụ là trắng của họa tiết cây lá. Điểm đặc biệt là sản phẩm bên trong cùng với bao bì bên ngoài đều chung một mẫu thiết kế, như thế này thì bao bì của sản phẩm cũng có thể làm đồ trang trí mà không bị bỏ đi.

Mẫu bao bì ấm áp mùa giáng sinh

>>> Tham khảo: thiết kế nhận dạng thương hiệu

Đây chắc chắn sẽ là mẫu bao bì được cất giữ lâu nhất không chỉ vì đẹp mà còn vì sự kì công, sự ấm áp của nó mang lại. Người dùng ắt hẳn sẽ săn lùng sản phẩm có bao bì như thế này vì nếu làm quà tặng thì người được nhận chắc chẳn sẽ rất ấn tượng và cảm động.

Mẫu bao bì ấm áp mùa giáng sinh

Đơn giản nhưng không kém tinh tế. Một món quà ngọt ngào với bao bì đáng yêu như thế này hẳn sẽ là sản phẩm được các cặp tình nhân ưa chuộng.

Mẫu bao bì ấm áp mùa giáng sinh

Trên đây có thể nói là những gợi ý cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất thiết kế bao bì sản phẩm khi mỗi mùa đông đến, đặc biệt là trong không khí giáng sinh.

Mẫu bao bì ấm áp mùa giáng sinh
Mẫu bao bì ấm áp mùa giáng sinh

Nếu bạn muốn thiết kế bao bì chuyên nghiệp , thiết kế logo thương hiệu , thiết kế brochure… hãy đến với thietkelogo.Vn

Công ty chúng tôi luôn không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ để đem tới cho khách hàng lòng tin và sự chuyên nghiệp nhất
Chúng tôi tự hào được đóng góp một phần công sức của mình cho thành công của Quý khách
Hãy bắt đầu việc xây dựng thương hiệu của bạn bằng cách gọi điện cho nhân viên tư vấn của chúng tôi: 0909.444.666

Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
LinkedIn
Mẫu bao bì ấm áp mùa giáng sinh

Mẫu bao bì ấm áp mùa giáng sinh

Công ty chúng tôi luôn không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ để đem tới cho khách hàng lòng tin và sự chuyên nghiệp nhất
Chúng tôi tự hào được đóng góp một phần công sức của mình cho thành công của Quý khách

Lời khuyên để thương hiệu luôn tỏa sáng

Lời khuyên để thương hiệu luôn tỏa sáng

Làm thế nào để bạn có thể thiết lập và xây dựng một thương hiệu khi bạn đang bị hạn chế giao tiếp và tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Sau đây là 5 lời khuyên để thương hiệu luôn tỏa sáng và phương pháp để các nhà thiết kế và bộ phận marketing có thể tạo được chỗ đứng cho thương hiệu và sản phẩm tại thị trường bị hạn chế mà Dịch vụ thiết kế logo muốn chia sẻ với các bạn.

Thế nào là một thị trường tối và tại sao các nhà thiết kế cần phải biết về thị trường này? Nói một cách đơn giản, thị trường tối là thị trường hạn chế thậm chí cấm quảng cáo cho sản phẩm ví dụ như thị trường bia rượu tại Na Uy – đất nước cấm quảng cáo bia trên truyền thông ở cà các nhà hàng, quán bar. Hay tại Anh, tài trợ đồ uống có cồn cho các chương trình liên quan tới thể thao luôn là một vấn đề gây tranh cãi.

Làm thế nào để bạn có thể thiết lập và xây dựng một thương hiệu khi bạn đang bị hạn chế giao tiếp và tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Sau đây là 5 lời khuyên dành cho các thương hiệu này.

01. Bắt đầu với các yếu tố rõ ràng

Hãy bắt đầu với một trong những yếu tố rõ ràng đầu tiên. Thực sự khó khăn để thiết lập thương hiệu trong một thị trường tối, trừ khi bạn đã có sự tự tin, hiểu biết về sản phẩm và chiến lược kinh doanh. Các yếu tố liên quan tới đặc tính và sự khác của sản phẩm cần được chú trọng để có thể xây dựng được chiến lược quảng cáo với hình ảnh phù hợp.

02. Tạo dấu ấn đặc trưng

Tạo dấu ấn đặc trưng
Tạo dấu ấn đặc trưng

Do hạn chế tiếp cận với khách hàng tiềm năng, vì vậy hãy để họ nhớ về bạn ngay trong lần đầu tiên. Ví dụ như tạo ra các đặc điểm riêng biệt, tận dụng màu sắc và hình ảnh để khách hàng dễ dàng liên tưởng và ghi nhớ như dải trắng trên nền đỏ, con chó đứng cạnh máy phát nhạc. Nike, Coca-Cola và HMV chỉ là ba ví dụ thực tế về các doanh nghiệp dễ được người tiêu dùng ghi nhớ với những logo đơn giản.

>>> Tham khảo: Chia sẻ 5 bí kíp vàng trong thiết kế logo

03. Kết hợp hoặc chuyển hướng sang lĩnh vực khác

Kết hợp hoặc chuyển hướng
Kết hợp hoặc chuyển hướng

Bạn có thể nhớ lại những mã vạch Marlboro được trang trí trên mặt sau của xe F1 của Ferrari, hoặc trên Jordan F1 Bitten. Kết hợp quảng cáo hoặc tài trơ sang một lĩnh vực khác là cách làm thông minh và vẫn tuân thủ luật pháp. Sau khi gặp phải sự phản đối của chính phủ về việc xây dựng thương hiệu rượu tại Pháp, hãng ‘Brains’ đã quyết định tài trợ cho chương trình Six Nations và thay đổi logo ‘Brawn’ trên ngực áo sơ mi của người chơi thành tên công ty “Brains”.

04. Đặc điểm đặc trưng

Nếu bị bịt mắt, rất có thể là bạn sẽ ngay lập tức nhận ra một chai Orangina, chai Coke, Bibendum búp bê hay chuột Mickey chỉ bởi cảm giác đó. Những thương hiệu đó có những đặc điểm đặc trưng về mùi vị, hình dạng … được xác định rõ ràng qua cảm nhận của khách hàng. Chú ý tới những yếu tố nhỏ nhưng đặc trưng là vô cùng quan trọng trong để thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường tối.

05. Tận dụng “tài sản khác”

Tận dụng tài sản khác
Tận dụng tài sản khác

>>> Xem thêm: Thiết kế logo và những điều nên tránh xa

Bên cạnh tên, sản phẩm; biểu tượng đặc biệt, màu sắc và cấu trúc thường được coi là tài sản chính của thương hiệu. Các tài sản đó có thể là kiểu chữ, mẫu, hình dạng, giai điệu và giọng nói. Ngày nay, các tài sản này vô cùng quan trọng với nhãn hiệu và thương hiệu. Cách tốt nhất để tận dụng những yếu tố này là kết hợp chúng với nhau. Một kiểu chữ độc quyền có thể không đủ, nhưng một mặt chữ trên một màu sắc đặc biệt có hiệu quả với khách hàng.

Một ví dụ điển hình là sản phẩm rượu táo Scandinavian Somersby với logo là hình ảnh hai quả táo được thiết kế liên tưởng tới giọt nước kết hợp với nhau trong không gian chồng chéo. Hình ảnh đồ họa này đã trở thành một cách viết tắt cho thương hiệu, cho phép công ty có thể để truyền tải các thông tin về sản phẩm mà không cần phải nói một lời.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Thiết kế logo hà nội!

Với đội ngũ designer chuyên nghiệp hàng đầu chúng tôi luôn không ngừng sáng tạo để mang lại giá trị cho bạn.

Mọi thắc mắc và góp ý, vui lòng liên hệ 0909.444.666 Để được tư vấn nhanh nhất

>> Có thể bạn quan tâm:

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
thiet ke logo cong ty
thiet ke logo doanh nghiep
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
LinkedIn
Tạo dấu ấn đặc trưng

Tạo dấu ấn đặc trưng

Kết hợp hoặc chuyển hướng

Kết hợp hoặc chuyển hướng

Câu chuyện về Kodak

Câu chuyện về Kodak

“Thương hiệu Kodak là được viết theo kiểu những chữ cái rời nhau trên nền vàng. Hơn 100 nămqua, nó đã được sử dụng để thể hiện những tinh chất kết tinh cho sản phẩm và công ty của Eastman”. Cùng tìm hiểu câu chuyện về Kodak với thiết kế logo đẹp trong bài chia sẻ dưới đây nhé !

Câu chuyện về Kodak
Câu chuyện về Kodak

>>> Tin liên quan: Logo – thông điệp của doanh nghiệp

Những nỗ lực marketing liên tục như thế cộng với tiếng thơm về chất lượng sản phẩm đã chinh phục được người tiêu dùng khiến họ xem Kodak như một người bạn của gia đình luôn bên cạnh chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ, đáng nhớ.

Hình tượng này đã trở thành nhân tố chính thắt chặt lòng trung thành của khách hàng với Kodak. Thập niên 70 của thế kỉ 19, bộ dụng cụ hành nghề của nhiếp ảnh gia không chỉ đơn giản là một máy ảnh to đùng mà còn gồm một cái kiềng ba chân, những tấm kính thủy tinh, một giá đỡ kính, một tấm khăn phủ màu đen, một bồn nitrat và một container nước.

Mọi thứ thật quá lỉnh kỉnh giống như họ phải vác theo cả một phòng thí nghiệm chứ không chỉ là một máy ảnh như bây giờ. Song điều này đã thay đối và người chúng ta phải cảm ơn chính là ông George Eastman.Công ty do ông sáng lập vốn đã có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trên toàn cầu kể từ ngay những ngày đầu mới thành lập.

Có thể nói nhờ khối óc thông minh phát triển những chu trình mới, khả năng nhạy cảm kinh doanh tốt và tinh thần sẵn sàng chấp nhận rủi ro đã góp phần tạo nên những thành công to lớn cho Eastman như ngày nay mà trong đó chúng ta không thể không đề cấp đến thương hiệu lớn mạnh nhất của ông, đó chính là: Kodak.

Thương hiệu Kodak là được viết theo kiểu những chữ cái rời nhau trên nền vàng. Hơn 100 nămqua, nó đã được sử dụng để thể hiện những tinh chất kết tinh cho sản phẩm và công ty của Eastman. Thương hiệu Kodak có thể tồn tại đến ngày hôm nay chủ yếu nhờ vào 4 yếu tố sau:

· Luôn tận tụy với chất lượng
· Luôn tạo ra mức độ nhận thức cao
· Luôn nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng dành cho công ty
· Quan trọng nhất là công ty luôn giữ vững và phát triển tính đồng nhất của thương hiệu một cách mạnh mẽ và rõ ràng.

Tấm lòng tận tụy của Eastman đối với việc bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm được thể hiện ngay từ lần giới thiệu sản phẩm đầu tiên. Cuối thập kỉ 70 thế kỉ 19, ông được cấp bằng sáng chế cho những tấm kính ảnh “khô” hứa hẹn đơn giản hóa được qui trình chụp ảnh.

Những tấm kính của Eastman nhanh chóng trở nên nổi tiếng vì nó đem lại kết quả hình ảnh tốt hơn, đặc biệt trong ánh sáng yếu. Một năm sau đó, sản phẩm gặp một vài trục trặc khiến nó mất đi độ nhạy.

Eastman đã mạo hiểm thu hồi tất cả sản phẩm của mình chứng tỏ ông hiểu rất rõ rằng chất
lượng sản phẩm chính là con đường đi đến sự thỏa mãn của khách hàng. Qua hành động trên, chất lượng và thương hiệu Kodak đã tạo được những mối liên tưởng với khách hàng vốn là những điều công ty vẫn luôn theo đuổi đến ngày hôm nay. Đối với công ty của Eastman, chất lượng cũng có nghĩa là dễ dàng sử dụng. Nhiều năm qua,

Kodak liên tục đưa ra nhiều sản phẩm tạo nên uy tín với khách hàng. Năm 1888, Eastman tiến hành marketing loại máy ảnh phù hợp với mọi người sử dụng chứ khồng còn chỉ với duy nhất các nhiếp ảnh gia. Máy ảnh đó đã phá vỡ vĩnh viễn hình ảnh một phòng thí nghiệm đồ sộ đi cùng với máy chụp lúc bấy giờ.

Nó được bán với giá 25 USD, chỉ đơn giản là “kéo cái cò, chỉnh khóa và ấn nút.” Tại Rochester, New York thêm 10 USD nữa những bức ảnh sẽ được tráng rửa sẵn sàng ra lò và bạn chỉ cần lắp một cuộn phim khác vào, thế là xong. Quá đơn giản!

Năm 1888, Kodak phát đi những mẫu quảng cáo đầu tiên nhằm định vị công ty trong thế kỉ mới. Đó là bức hình với một cánh tay đang cầm lấy một máy ảnh và dòng chữ Eastman viết: “Bạn chỉ việc ấn nút, mọi việc còn lại chúng tôi sẽ làm”.

Dòng chữ trên được hiểu như là một lời hứa của thương hiệu và kể từ đấy nhiều sản phẩm của Kodak cũng mang trong nó một tinh thần như thế. Máy ảnh có thể gập lại của Kodak là một ví dụ điển hình vì nó tiện lợi cho bạn cầm theo ở mọi nơi. Kodak Brownie, một máy ảnh đơn giản được tung ra tại thời điểm chuyển giao thế kỉ đã trở thành sản phẩm chủ lực của công ty trong suốt 80 năm.

>>> Tham khảo: thiết kế nhận dạng thương hiệu

Hơn thế nữa, gần đây truyền thống ấy vẫn tiếp tục với Instamatic một máy ảnh dễ dàng tháo lắp với bốn đèn nháy có thể chụp bốn ảnh liên tiếp được giới thiệu trong năm 1963. Năm 1988, máy ảnh để sử dụng một lần Kodak FunSaver cũng được giới thiệu. Đó là loại máy ảnh có thể tự thực hiện quá trình tráng rửa ảnh và tái chế.

Chính quyết tâm theo đuổi chất lượng sản phẩm đồng nhất trong dài hạn cùng với một loạt sự đổi mới không ngừng đã làm tăng mức độ nhận biết của tên gọi Kodak. Những chương trình khuyến mãi, những mẫu quảng cáo và logo của thương hiệu xuất hiện mọi nơi cũng góp phần tạo dựng mức độ nhận biết cho Kodak.

Năm 1897, Kodak tài trợ cho cuộc thi nhiếp ảnh chuyên nghiệp thu hút 25 ngàn người tham dự. Năm 1904, công ty lại tiếp tục tài trợ cho cuộc trưng bày 41 bức hình du l

Logo – thông điệp của doanh nghiệp

Logo – thông điệp của doanh nghiệp

“Dùng logo của bạn để thể hiện các ích lợi chính của công ty bạn. Những logo tốt nhất tạo ra được một thông điệp trực tiếp bằng tranh hoặc hình ảnh mà không phải bằng lời. Ví dụ logo của “Công ty In Tia Chớp” có thể cần truyền tải ích lợi về mặt kinh doanh là “siêu nhanh, đảm bảo”. Hình ảnh của tia chớp có thể gợi ra tốc độ và sự đảm bảo.”

Hôm nay, thiết kế logo công ty xin gửi tới bạn đọc bài viết Logo – thông điệp của doanh nghiệp , mời các bạn cùng đón xem.

Logo – thông điệp của doanh nghiệp
Logo – thông điệp của doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Câu chuyện Lexus sống với lời hứa thương hiệu

Các dạng logo

Nhìn chung, có ba loại logo. Thứ nhất là các logo dạng chữ. Ví dụ các logo của IBM, Microsoft và Sony sử dụng các kiểu chữ được viết cách điệu trông rất ấn tượng. Thứ hai là các logo sử dụng hình ảnh để giới thiệu lĩnh vực kinh doanh của công ty, ví dụ như một công ty chuyên sơn nhà sử dụng hình ảnh của một cái chổi trên logo của nó. Và cuối cùng là các logo đồ hoạ trừu tượng, ví dụ logo hình boomerang của Nike. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực marketing, loại logo này chỉ có ý nghĩa khi công ty có thể truyền tải được những thông điệp về công ty tới các khách hàng thông qua những liên tưởng mà nó đi kèm. Tuy nhiên, việc xây dựng cây cầu tinh thần đó tốn kém về cả thời gian và tiền bạc. Logo boomerang của Nike chẳng có mấy ý nghĩa ngoài những gì đã được tạo ra theo năm tháng bằng những nỗ lực tiếp thị quảng bá đã chuyển tải logo này thành một “dấu hiệu nhận biết” cho một phong cách thể thao.

Với các công ty đang phát triển thì việc tạo ra những liên tưởng như vậy không dễ, do vậy họ thường chọn thiết kế logo minh hoạ được hoạt động của công ty.

Bắt đầu

Trước khi phác hoạ, bạn hãy chỉ rõ thông điệp mà bạn muốn truyền tải thông qua logo của mình. Hãy thử viết một câu về hình tượng và khẩu hiệu của công ty để giúp bạn tập trung nỗ lực. Và hãy tuân theo khẩu hiệu này trong khi bạn thiết kế logo.

Nhưng như vậy cũng có thể chưa đủ để cho bạn bắt đầu. Sau đây là một vài lưu ý giúp bạn tạo ra một logo thích hợp cho công ty.

Xem xét logo của các công ty khác trong cùng lĩnh vực với công ty của bạn. Các công ty cạnh tranh sử dụng các hình ảnh liền khối, vừa phải, hay các khối đồ hoạ và màu sặc sỡ? Hãy thử nghĩ xem bạn muốn logo của mình phải khác logo của họ như thế nào.

Tập trung vào thông điệp của bạn. Quyết định những gì bạn muốn giới thiệu về công ty mình. Những gì làm cho nó độc đáo so với các công ty cạnh tranh? Tính chất của đối tượng mà bạn đang hướng tới là gì? Những yếu tố này đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá trình thiết kế mới hay thiết kế lại logo.

Làm cho nó đẹp và thiết thực. Logo của bạn phải sử dụng được trên danh thiếp của bạn cũng như trên thành một chiếc xe tải. Một logo tốt thì có thể phóng to, thu nhỏ, dễ tạo, dễ nhớ và dễ phân biệt. Hình tượng thì tốt hơn ảnh do ảnh có thể không rõ nếu phóng to hoặc thu nhỏ đáng kể. Và cũng cần đảm bảo cho logo có thể được sao lại dưới dạng đen trắng để có thể gửi fax, hoặc sử dụng một cách hiệu quả như đối với logo màu.

Tên gọi công ty của bạn sẽ ảnh hưởng đến thiết kế logo. Nếu tên công ty của bạn là “D.C. Jewelers” thì bạn sẽ muốn dùng một kiểu phông chữ hoa kiểu cách để nêu bật lên các chữ cái (đặc biệt nếu tên của công ty bạn cấu thành từ các chữ cái viết tắt). Với một công ty có tên “công ty In Tia Chớp”, thì logo có thể nêu bật một liên tưởng sáng tạo nào đó của một tia chớp.

Dùng logo của bạn để thể hiện các ích lợi chính của công ty bạn. Những logo tốt nhất tạo ra được một thông điệp trực tiếp bằng tranh hoặc hình ảnh mà không phải bằng lời. Ví dụ logo của “Công ty In Tia Chớp” có thể cần truyền tải ích lợi về mặt kinh doanh là “siêu nhanh, đảm bảo”. Hình ảnh của tia chớp có thể gợi ra tốc độ và sự đảm bảo.

Không dùng các mẫu sẵn có. Dù rất lôi cuốn nhưng các mẫu có sẵn có thể bị sao chép dễ dàng. Sản phẩm nguyên bản không những tạo ra một thông điệp ấn tượng về công ty của bạn mà còn làm cho công ty của bạn phân biệt với các công ty khác.

Tránh các phong cách chạy theo mốt. Nếu bạn thiết kế lại logo cũ của mình, có thể bạn sẽ gây bối rối cho khách hàng, hoặc tệ hơn là làm cho logo thay đổi từ từ, thời gian có thể lên tới hàng năm. Tuy nhiên, không nên thay đổi logo nhiều lần. Tốt nhất bạn nên chọn một logo có thể tồn tại trong vòng 10 đến 20 năm, hoặc có thể lâu hơn. Đó là tiêu chuẩn của một logo tốt.

>>>Tham khảo: thiết kế brochure

Màu sắc

Một điều bạn cần phải cân nhắc là việc tạo màu cho logo trên các chất liệu khác nhau sẽ rất tốn kém. Nhìn logo năm màu của bạn thật tuyệt, nhưng sẽ không còn hấp dẫn nữa khi bạn phải tính đến chi phí để in trên giấy. Nó cũng không tốt trên các chất liệu chỉ cho phép thể hiện một hoặc hai màu. Cố gắng không dùng quá 3 màu trừ khi bạn thấy thực sự cần thiết.

Logo của bạn có thể xuất hiện trên biển hiệu, quảng cáo, tài liệu, phương tiện chuyên chở và bao bì… Chú ý là một số trong số đó bị giới hạn về màu sắc. Bạn hãy xem xét logo của bạn dưới các dạng m

Câu chuyện Lexus sống với lời hứa thương hiệu

Câu chuyện Lexus sống với lời hứa thương hiệu

“Lexus có nghĩa là cung cấp một kinh nghiệm tổng thể phản ánh sự tận tụy hoàn toàn chân thành đến tuyệt hảo. Nó bảo đảm rằng mọi tiện nghi, hệ thống và tiến trình sẽ thỏa mãn tất cả nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Nó cũng thể hiện phong cách làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp của toàn thể nhân viên Lexus.” Thiết kế logo xin chia sẻ với bạn đọc bài viết về Câu chuyện Lexus sống với lời hứa thương hiệu. Mời bạn đọc cùng đón xem.

Câu chuyện Lexus sống với lời hứa thương hiệu
Câu chuyện Lexus sống với lời hứa thương hiệu

>>> Xem thêm: Logo Ferrari – Tuấn mã tung vó

Lexus – một thương hiệu mới được thiết lập bởi Toyota năm 1987, bắt đầu kinh doanh năm 1989 tại Mỹ bỗng chốc đã làm nên một cơn bão trong ngành công nghiệp xe hơi sang trọng, vượt qua cả Saab, Peugot, Sterling, Jaguar, Alfa Romeo, và Porsche ngay trong năm đầu tiên được tung ra và đạt đến số lượng 112 chiếc bằng với BWM. Cuối tháng 1 năm 1992, Lexus bứt phá qua mặt Infiniti, BMW và Mercedes. Thương hiệu Lexus chính là tầm nhìn của Eiji Toyoda (chủ tịch tập đoàn Motor Toyota) trong năm 1983. Theo ông, đây chính là thời điểm Toyota cần phải sản xuất những chiếc xe hơi cao cấp để thu hút những khách hàng ở phân khúc sang trọng. Ông hiểu rằng những chiếc xe như Mercedes, BMW và Cadillac vốn là những chiếc xe mà nhiều người tiêu dùng mong đợi song lại vượt quá khả năng chi trả của họ. Toyoda tin tưởng chắc rằng Toyota có thể thiết kế và sản xuất được một chiếc xe sang trọng tốt nhất thế giới và bằng cách kết hợp với bộ phận dịch vụ khách hàng tuyệt hảo của mình, họ có thể tạo ra một trải nghiệm mới khi mua xe chưa từng có đối với những người mua thuộc phân khúc cao cấp.

Chưa đầy mười năm, Lexus đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho tất cả các xe thuộc tầng lớp sang trọng. Sở dĩ Lexus có thể giành được mức độ thành công đáng ngưỡng mộ chưa từng có như hôm nay chính nhờ nó có được một tầm nhìn và sự thấu hiểu khách hàng mục tiêu trong suốt như pha lê. Lexus hiểu rằng hãy cạnh tranh và họ nhất định sẽ thành công, song chỉ thỏa mãn những mong đợi của khách hàng không thôi thì chưa đủ. Hơn tất cả, họ phải thổi bùng chúng lên! Vì vậy Lexus đã vượt xa hơn cả mong đợi của khách hàng và rất tin tưởng vào chiến thắng vẻ vang của mình. Lexus đã đứng đầu về chỉ số Thỏa mãn khách hàng của tồ chức J.D. Power và Associates. Joe Ivers – Giám đốc dịch vụ khách hàng của tổ chức J.D. Power và Associates nói: “Lexus và Infiniti là bậc thầy trong nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp duyên dàng bất ngờ khi nó có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng với mỗi bước đi, nhưng Lexus có chiến lược marketing truyền miệng tốt hơn cho điều đó.”

Trong khi Lexus đã đạt được niềm vinh quang xứng đáng, Jim Press – CEO của Lexus nói rằng: “Chúng đơn giản chỉ để thỏa mãn khách hàng; chúng không phải là điều có thực.” Sự thỏa mãn của khách đối với Lexus được Press mô tả như là:”một lối sống, hãy đối xử với họ theo cách họ muốn như vậy. Đó là một loại văn hóa ‘Nói vâng’. Lexus ủy quyền cho các đồng sự, những cá nhân trong nghề và những nhà giao dịch luôn cố gắng tìm cách nói Vâng.”

Để giữ lời hứa với khách hàng và vượt xa mong đợi của họ, Lexus đã lập ra ba mục tiêu:

Sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất thế giới.
Sửa chữa mọi lúc mọi vấn đề ngay từ lần đầu tiên.
Cung cấp dịch vụ và tiện nghi đến mọi chủ sở hữu Lexus, giống như họ chưa từng trải qua trước đó.

Toyota biết rằng một ngày nào đó thành công của thương hiệu Lexus là do nó đã tạo ra được sự hài hòa trong một sản phẩm cao cấp kết hợp với truyền thống sản xuất hiệu quả và vượt quá mong đợi của khách hàng ở chất lượng dịch vụ, sự tin cậy lẫn giá trị. Tinh chất thương hiệu Lexus “ không ngừng theo đuổi sự hoàn hảo” . Toyota cũng biết thương hiệu Lexus phải đại diện cho một điều gì hơn cả một sản phẩm cao cấp.

Để có thể cung cấp mức độ thỏa mãn khách hàng chưa từng có như vậy, Toyota đã tiến hành quá trình sàng lọc các giao dịch viên, tuyển chọn duy nhất 72 người trong số 1500 đơn dự tuyển và thiết lập một chương trình cấp giấy phép cho tất cả các đồng sự của Lexus. Lexus cũng triển khai hệ thống hỗ trợ dịch vụ khách hàng như bộ phận bảo hành toàn diện cho Lexus, chương trình giúp đỡ ven đường 24/24, mạng vệ tinh, chương trình cho vay tiền mua xe miễn phí cùng nhiều thứ khác.

Press nói: “Lexus có nghĩa là cung cấp một kinh nghiệm tổng thể phản ánh sự tận tụy hoàn toàn chân thành đến tuyệt hảo. Nó bảo đảm rằng mọi tiện nghi, hệ thống và tiến trình sẽ thỏa mãn tất cả nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Nó cũng thể hiện phong cách làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp của toàn thể nhân viên Lexus.”

Lexus là một điển hình cho những thương hiệu vĩ đại đã tạo ra một kiểu mới để khác biệt bản thân với những kẻ còn lại. Theo truyền thống, những xe hơi sang trọng không quảng cáo giá. Lexus không bấu mình vào truyền thống song họ lắng nghe khách hàng. Dựa trên nghiên cứu của mình, Lexus tin tưởng thái độ của khách hàng về vấn đề bỏ ra một số tiền lớn để mua xe đã thay đổi. Vì vậy trong chiến dịch tuyên truyền

Các kiểu thiết kế logo cơ bản bạn cần quan tâm

Logo vốn vẫn được coi là linh hồn của hệ thống nhận diện thương hiệu. Việc lựa chọn phong cách cho logo luôn là câu hỏi quan trọng khi bắt tay thiết kế và đòi hỏi sự đầu tư công sức, tâm huyết và cả nhiều thứ khác nữa. Trên thực tế, đây không phải là công việc đơn giản có thể làm trong vòng 1-2 ngày. Vì quy trình thiết kế logo phải qua nhiều quyết định quan trọng, người thiết kế logo nên cẩn trọng khi chọn lựa từng yếu tố cho thiết kế.

Nên dùng logo kiểu chữ hay biểu tượng, hoặc kết hợp cả hai? Tất cả những câu hỏi này đóng vai trò tiên quyết trong việc tạo nên một logo ý nghĩa. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đó là:

>> Xem thêm:

1. Logo chữ:

Coca Cola Những kiểu thiết kế logo cơ bản nhất bạn cần biết
Thiết kế logo chỉ cách điệu từ chữ

Là kiểu logo thông dụng nhất, bao gồm phần tên công ty được viết theo kiểu chữ thường hoặc in hoa. Logo chữ giúp khách hàng dễ ghi nhớ tên thương hiệu/công ty. Các logo chữ nổi tiếng bao gồm Coca-Cola, FedEx và IBM.

2. Logo biểu tượng:

Thiết kế logo kết hợp cả biểu tượng và chữ – dạng thương thấy nhất.

Nếu không thích dùng chữ, bạn có thể chọn một biểu tượng thích hợp để thể hiện ý nghĩa thương hiệu. Biểu tượng có thể bao gồm hình ảnh, nhân vật hoặc dấu hiệu tượng trưng cho thương hiệu. Những logo biểu tượng nổi tiếng gồm có Shell, Puma và Jaguar.

3. Logo trừu tượng:

Thiết kế logo dạng trừu tượng cao

Bạn cũng có thể dùng một hình ảnh trừu tượng để chuyển tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu. Các thương hiệu hàng đầu như Nike và Starbucks đều dùng hình ảnh trừu tượng trong thiết kế logo để tạo nên những liên tưởng độc đáo và khó quên cho thương hiệu của mình.

4. Logo chữ viết tắt:

Thiết kế logo theo kiểu chữ cái viết tắt đầu tiên

Trong trường hợp tên công ty khá dài và không thể gói gọn trong một logo, bạn có thể chọn cách viết tắt các chữ cái đầu. Bạn có thể dùng một chữ cái như logo của McDonald’s và Honda, hoặc kết hợp các chữ cái đầu tiên như DKNY hay FCUK.

5. Logo phù hiệu:
080511 top logo 10 Những kiểu thiết kế logo cơ bản nhất bạn cần biết
Thiết kế logo dạng phù hiệu thường thấy ở các hãng xe hơi

Thường được dùng trong logo xe hơi hoặc thể thao, một số logo phù hiệu được nhiều người hâm mộ bao gồm BMW, Mercedes hay logo của các câu lạc bộ thể thao hoặc đội bong nổi tiếng.

6. Logo linh vật:

Thiết kế logo dạng linh vật của Michelin man

Nếu bạn có ý định tạo một linh vật hay nhân vật hoạt hình đại diện cho công ty, bạn có thể kết hợp hình ảnh này trong thiết kế logo. Các logo linh vật nổi tiếng bao gồm Michelin man của thương hiệu Michelin hoặc chú gấu trúc trắng đen của tổ chức WWF.

Còn bạn, bạn định chọn phong cách thiết kế logo nào cho dự án của mình?

Nếu bạn và doanh nghiệp vẫn đang còn trăn trở làm sao để có một thiết kế logo cho thương hiệu của mình thật nổi bật, đừng ngần ngại hãy liên hệ với thietkelogo.Vn – công ty thiết kế chuyên nghiệp tất cả các ấn phẩm, đặc biệt là logo, chi tiết cho bộ nhận diện thương hiệu, với đội ngũ designer rất chuyên nghiệp và tận tâm trong công việc.

Hãy đến với chúng tôi để nhận được sự hài lòng !

>> Các dịch vụ của chúng tôi:

Hướng dẫn phương pháp thiết kế logo theo từng bước

Các bạn đã biết quy trình để có được một như ý muốn chưa? Bài viết dưới đây Chris Spooner sẽ chia sẻ cụ thể là cho Vividway – một blog mới tập trung vào sự vui tươi của cuộc sống và các chủ đề phát triển cá nhân, thông qua đó truyền cảm hứng và khuyến khích người đọc qua các ý kiến, lời khuyên về cách sống một cuộc sống tuyệt vời.

>>> Xem thêm:

Sau một số tra đổi qua thư với Scott và John, chúng tôi đã hình dung một số suy nghĩ về phong cách logo và những giá trị sẽ được trình bày qua nó. Ví dụ về một thiết kế trước đó đã được nhắc tới, và mọi người nghĩ font sans-serif là lý tưởng. Một yêu cầu khác là logo nên sử dụng một yếu tố đồ họa riêng biệt cùng với các chữ Vivid Way.
Tôi bắt đầu phác thảo ra những ý tưởng của tôi cho logo, tập trung chính của tôi cho hình ảnh của logo để hiện thị được chữ V và chữ W, nó có vẻ trừu tường nhưng cũng đủ nhận ra những chữ cái.
Sau khi tiến hành một vài thử nghiệm nhỏ. Tôi tập trung vào tạo dựng một dải băng xoắn thành các biểu tượng chữ V và chữ W.

Các logo sau đó được vẽ lại trên Adobe Illustrator và thử nghiệm vài phong cách khác. Trong thời gian bắt đầu của dự án, font chữ đã được xác định là Century Gothic. Một font chữ của Windows, tôi cũng thử so sánh với 2 font chữ kinh điển là Avant Garde và Futura.

Trước đó tôi đã nghĩ Avant Garde thích hợp, nhưng khi đặt cạnh nhau tôi thấy Century Gothich phù hợp với chữ Vivid Ways hơn cả. Tôi cảm thấy chữ S của phông Avant Garde và Futura quá mỏng.

Màu xanh là một sự lựa chọn thích hợp vì nó đại diện cho tâm trí, cơ thể, sự tự tin và thông minh trong lý thuyết màu sắc. Nó cũng được sử dụng tốt trong các mockup (mẫu, mô hình) thiết kế trang web.

Một ý tưởng cho màu sắc của logo là để lấy cảm hứng từ sự sinh động, đầy màu sắc. Kết hợp cả hai khái niệm màu sắc và bóng đổ tinh tế cũng giúp tăng cường cảm giác đồ họa 3D.

Hai Concept được gửi cho Scott và Jon, họ phản hồi khá tốt. Họ thích concept A với làn sóng đồ họa mịn màng, và thích màu sắc của concept B và font chữ.

Bởi vậy biểu tượng cuối cùng kết hợp màu sắc sống động, nhưng chuyển màu mịn màng, bên dưới phông chữ khỏe mạnh tạo nên một thiết kế ấn tượng.

Tạo logo trong Illustrator
Như đã đề cập, các logo đầu tiên là một bản phác thảo đã được phát triển trên giấy. Với phác thảo ưng ý, tôi scan lên máy và Place nó ở một layer đồng thời Lock nó lại.

Điều quan trọng là không nên vẽ lại giống các phác thảo hoàn toàn vì nó không được đo đạc chính xác. Hãy vẽ vài chi tiết chính và lặp lại nó ở những chỗ khác. Sau đó chỉnh sửa những phần khớp nhau tại những nơi có phân đoạn.

Các làn sóng màu được tạo từng đoạn và fill màu Gradient. Chúng cần có sự liên kết chuyển màu theo thứ tự tự nhiên của quang phổ (cầu vồng, hay bánh xe màu).

Phạm vi bắt đầu từ màu xanh, tím, đỏ, tạo thành da cam khi chuyển vàng, đến xanh lá cây rồi chuyển lại màu xanh.
Để tạo ấn tượng 3 chiều, và có sự mềm mại của vòng xoắn, tôi thêm màu đen vào những màu ở các đoạn xoắn phía sau.

Font chữ đã được lựa chọn được chỉnh sửa khoảng cách các chữ cẩn thận. Khoảng cách giữa Vivid và Ways được thu nhỏ để có sự kết hợp tốt.

Khi kết hợp lại biểu tượng tạo ra sự ấn tượng tốt. Tôi cũng cần thêm một số phiên bản khi sử dụng trên nền tối và khi sử dụng 1 màu duy nhất.

Sau khi hoàn thành, sản phẩm được nén và gửi qua email. Nhìn chung đây là một dự án thú vị. Rất vui khi được làm việc với Scortt và Jon mong rằng blog Vivid Ways sẽ phát triển tốt.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Thiết kế logo hà nội!

Với đội ngũ designer chuyên nghiệp hàng đầu chúng tôi luôn không ngừng sáng tạo để mang lại giá trị cho bạn.

Mọi thắc mắc và góp ý, vui lòng liên hệ 0909.444.666 Để được tư vấn nhanh nhất.

>> Các dịch vụ của chúng tôi:

Mẫu phong bì đẹp

Mẫu phong bì đẹp – chuyên nghiệp – đẳng cấp sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí đối tác, mang lại uy tín cho công ty và cho thấy được ...